Thứ sáu, 05/07/2024, 20:59 PM

Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với thương hiệu OCOP

(CL&CS) - Việc phát triển sản xuất rau an toàn gắn với thương hiệu OCOP đã góp phần tăng chất lượng, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị, hộ sản xuất; qua đó giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân.

Năm 2021, rau an toàn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức) được UBND thành phố Hà Nội công nhận 4 sản phẩm gồm rau dền, rau mồng tơi, rau cải ngồng và rau cải mơ đạt sản phẩm OCOP 4 sao.

rau

Nông dân thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức) chăm sóc rau an toàn. Ảnh: Ánh Dương

Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng bởi sản phẩm rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với dòng sản phẩm chủ lực là rau ăn lá các loại.

Từ năm 2007, Hợp tác xã được Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội hỗ trợ kinh phí mở thêm mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với hơn 2,5ha; có kỹ sư trực tiếp hướng dẫn các hộ tham gia mô hình về: Quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; kỹ thuật bón phân, tưới tiêu, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu hoạch sản phẩm.

Theo Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tiền Lệ Nguyễn Văn Hào, để sản xuất được rau sạch, an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, thành viên Hợp tác xã luôn tuân thủ quy định, như: Sử dụng các loại phân bón trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; chỉ sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm đã được kiểm tra để tưới cho rau; áp dụng triệt để chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...

Đến nay, hợp tác xã có 500 hộ thành viên sản xuất rau trên quy mô 33,5ha, đều được chứng nhận VietGAP với năng suất hơn 3.000 tấn/năm. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau được đầu tư khang trang: Nhà lưới, đường bê tông nội đồng, giếng khoan, bể chứa… đầy đủ; nông dân thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn về quy trình sản xuất rau an toàn, quy trình sơ chế, thu hoạch sản phẩm, thành thạo kỹ năng sản xuất theo quy chuẩn VietGAP.

Thế mạnh của Hợp tác xã nông nghiệp Tiền Lệ là sản xuất các loại rau ăn lá, rau theo mùa vụ: Cải ngồng, cải mơ, cải canh, cải ngọt, cải bó xôi, cải chíp, cải cúc, rau mồng tơi, rau muống, rau dền…

Hợp tác xã đã được Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội cấp giấy chứng nhận VietGAP trên diện tích sản xuất 33,6ha; được phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cấp giấy chứng nhận là đơn vị đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh rau an toàn các loại; được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Tiền Lệ”; được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận 4 sản phẩm, gồm: Rau dền, rau mồng tơi, rau cải ngồng và rau cải mơ đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Hợp tác xã nông nghiệp Tiền Lệ cũng định hướng sang trồng rau hữu cơ, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hiện tại, hơn 70% số lượng rau an toàn của Hợp tác xã được các đơn vị, doanh nghiệp, chủ cửa hàng thu mua trực tiếp. Sản phẩm rau an toàn Tiền Lệ đã có mặt ở nhiều siêu thị, bếp ăn tập thể của các bệnh viện, trường học, văn phòng… trên địa bàn Hà Nội. Mỗi ngày, vùng rau an toàn Tiền Lệ xuất ra thị trường từ 5-7 tấn rau an toàn các loại. Thương hiệu, chất lượng, uy tín của rau Tiền Lệ đã được cấp nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý và duy trì từ 5 đến 10 doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu sản lượng.

Tùng Lộc

Bình luận

Nổi bật

Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với thương hiệu OCOP

Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với thương hiệu OCOP

sự kiện🞄Thứ sáu, 05/07/2024, 20:59

(CL&CS) - Việc phát triển sản xuất rau an toàn gắn với thương hiệu OCOP đã góp phần tăng chất lượng, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị, hộ sản xuất; qua đó giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân.

Sóc Trăng: Ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Sóc Trăng: Ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 04/07/2024, 13:35

(CL&CS)- Xây dựng và chuyển giao các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất không chỉ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Điểm sáng chuyển đổi số: Xã Ayun Hạ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đạt được kết quả tích cực

Điểm sáng chuyển đổi số: Xã Ayun Hạ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đạt được kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ tư, 03/07/2024, 14:22

(CL&CS) - Thời gian qua, xã Ayun Hạ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy CĐS trong tất cả các lĩnh vực và đạt được kết quả tích cực, trở thành điểm sáng trong toàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.