Đáp ứng tiêu chuẩn, rau quả Việt rộng đường xuất khẩu
(CL&CS) - Thời gian qua, trái cây Việt đã nhận được “visa” vào nhiều thị trường khó tính và ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình. Các chuyên gia nhận, con đường xuất khẩu ngành hàng này đang rộng mở và cơ hội để ghi dấu thương hiệu Việt Nam trên "bản đồ trái cây" thế giới rất lớn, song yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là cần nâng cao tỷ lệ chế biến và chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu.
Thâm nhập nhiều thị trường khó tính bậc nhất
Với nhiều thuận lợi về khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều loại trái cây đa dạng, có chất lượng tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Các vùng có thế mạnh trồng trái cây xuất khẩu chủ yếu tập trung tại khu vực phía Nam. Các loại trái cây xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là dứa đóng hộp, bưởi, xoài, thanh long…
Theo số liệu thống kê, 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Âu đạt 2,55 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam sang châu Âu chiếm 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Riêng về mặt hàng rau quả tươi như sầu riêng, nhãn, vải, xoài, thanh long, dừa, chuối, dứa, chanh leo, ngày càng được các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU... ưa chuộng.
Các thị trường nhập khẩu trái cây chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nga, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tại thị trường Trung Quốc, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây vào thị trường này còn phải đáp ứng tốt Lệnh 248 về "Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài" và Lệnh 249 "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" vào thị trường Trung Quốc.
Hay thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm. Ủy ban châu Âu (EC) thường xuyên thay đổi, cập nhật liên quan đến mức dư lượng tối đa thuốc trừ sâu, nhất là đối với các sản phẩm như trái cây tươi và đông lạnh.
Bởi vậy, các hợp tác xã khi sản xuất, doanh nghiệp khi xuất khẩu đến thị trường nào cần phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường đó; từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.
Lấy kinh nghiệm từ trái vải, năm 2022, vải thiều Việt Nam được mùa với sản lượng đạt khoảng 320.000 tấn với 02 vùng trồng nổi tiếng là Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang), nhưng không hề gặp tình trạng ứ đọng mà đều được tiêu thụ nhanh chóng, đem lại lợi nhuận lớn cho người nông dân và doanh nghiệp. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hiện vải thiều Việt Nam đã có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…
Trên thực tế, để có được sản phẩm vải thiều đạt chất lượng chuẩn quốc tế, các địa phương này đã huy động sự chung tay của nông dân, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng được chuỗi quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu lựa chọn thổ nhưỡng, chăm sóc cây trồng đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm đáp ứng được quy chuẩn cao của hầu hết các thị trường thế giới. Nhiều năm nỗ lực nâng cao chất lượng đã giúp trái vải thiều Việt Nam được hưởng “quả ngọt” là không bị phụ thuộc vào một số nguồn đầu ra cố định, và có thể đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu tới hầu hết các thị trường lớn trên thế giới. Trái vải Việt Nam đã ghi được những dấu ấn nổi bật nhất định, thành công này đến từ sự phối hợp tích cực giữa nông dân, doanh nghiệp và chính quyền, cùng với các nỗ lực chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao của thị trường
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói góp phần định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam. Đến nay, có 56 địa phương đã cấp 7.344 mã số vùng trồng, 1.629 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, để có được số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trên là sự nỗ lực trong thời gian dài. Việc có được có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói rất khó. Bởi, sau khi được cơ quan chức năng Việt Nam phê duyệt thì để được thị trường nhập khẩu chấp thuận họ sẽ phải kiểm tra, đánh giá, chờ đợi… Nhưng nếu các mã số này làm không nghiêm chỉnh, để xảy ra các gian lận hay vi phạm về an toàn thực phẩm thì việc bị thu hồi lại là rất lớn.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, nếu để xảy ra vi phạm có thể thị trường nhập khẩu thu hồi, hủy bỏ mã số đã được cấp. Nhưng thông thường để tránh ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam, khi phát hiện các cơ quan chức năng trong nước có thể chủ động tạm đình chỉnh và yêu cầu các giải pháp khắc phục.
Trước yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì đóng gói của thị trường nhập khẩu ngày càng nâng cao, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đặc biệt là sản phẩm sầu riêng đang có nhu cầu xuất khẩu lớn sang thị trường Trung Quốc. Qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, gian lận trong sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu; triển khai chương trình giám sát hàng năm về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng đối với sầu riêng.
Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, các địa phương cần xây dựng giải pháp kỹ thuật để quản lý tốt các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm việc tạm dừng hoặc thu hồi mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với các trường hợp vi phạm theo quy định. Quan trọng hơn cả là chủ sở hữu các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng, kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng trước khi chuyển tới nhà đóng gói hoặc trước khi xuất xưởng. Đồng thời, tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật, xuất khẩu để tạo ra sản phẩm chất lượng.
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, để xuất khẩu nông sản nói chung và trái cây nói riêng, các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Các tác nhân trong chuỗi sản xuất phải hoàn thiện từ khâu quản lý, sản xuất, phòng trừ dịch hại, cũng như sơ chế, chế biến, đóng gói và cả vận chuyển để sản phẩm luôn đảm bảo đúng yêu cầu của thị trường.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung nhấn mạnh, nông sản Việt không phải cạnh tranh về số lượng mà bây giờ phải cạnh tranh về chất lượng. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã chỉ đạo cho các đơn vị có liên quan lập tức xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng về thu hoạch trái cây làm sao bảo đảm chất lượng. Bộ chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra giám sát những mã số đã được cấp, qua đó phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tái phạm nhiều lần.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói góp phần định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam. Đến nay, có 56 địa phương đã cấp 7.344 mã số vùng trồng, 1.629 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, để có được số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trên là sự nỗ lực trong thời gian dài. Việc có được có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói rất khó. Bởi, sau khi được cơ quan chức năng Việt Nam phê duyệt thì để được thị trường nhập khẩu chấp thuận họ sẽ phải kiểm tra, đánh giá, chờ đợi… Nhưng nếu các mã số này làm không nghiêm chỉnh, để xảy ra các gian lận hay vi phạm về an toàn thực phẩm thì việc bị thu hồi lại là rất lớn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, thông tin không chỉ phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản mà còn gợi mở cho nông dân chuyển đổi tư duy sản xuất theo cơ chế thị trường: Việt Nam đã mở cửa rất nhiều thị trường khó tính cho nông sản để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Quan trọng hơn là chúng ta chứng minh được rằng chất lượng nông sản Việt Nam có thể đảm bảo ở các thị trường khó tính nhất. Tư duy thị trường đã bắt đầu bén rễ hay nói cách khác là tư duy sản xuất ngày xưa là làm ra những gì mình có thể làm, còn tư duy thị trường là mình làm ra những gì thị trường yêu cầu, chuyển từ bán cái mình có sang bán cái thị trường cần.
Có thể thấy, thị trường rộng mở, nhưng để xuất khẩu đi các thị trường lớn, với số lượng lớn và lâu dài, theo các chuyên gia, rau quả Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao của thị trường, đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, người dân cũng cần tập trung trồng loại cây theo đúng định hướng của chính quyền địa phương, giúp tập trung vùng trồng, nâng cao tỷ lệ chế biến và đáp ứng được nhu cầu về đa dạng hóa sản phẩm.
Trúc Anh
Bình luận
Nổi bật
TCVN 8400-57:2024 về bệnh viêm đa xoang ở lợn
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42
(CL&CS) - Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Glaesserella parasuis gây ra ở lợn mang tới nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi do đó việc chẩn đoán sớm bệnh theo hướng dẫn tại TCVN 8400-57:2024 sẽ hạn chế tối đa sự lây nhiễm.
Tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia và khu vực
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:05
(CL&CS)- Chiều ngày 20/11, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO).
Trung Quốc ban hành tiêu chuẩn an toàn đối với xe đạp điện
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:51
(CL&CS) - Nhằm hướng đến sự an toàn đối với người tham gia giao thông và sản phẩm, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố dự thảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.