Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
(CL&CS) - Trước những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, cùng những yêu cầu khắt khe của thị trường… đang đặt ra những khó khăn, thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Việc đẩy nhanh ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp không chỉ là giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề trên mà còn là một tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông phẩm, bảo đảm cho kinh tế nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Từ phương thức sản xuất truyền thống, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân.
Ths Ngụy Thành Dũng - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng cho biết, hàng năm Liên hiệp Hội Lâm Đồng có tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Liên hiệp Hội tỉnh Lâm Đồng chú trọng tổ chức các hội thảo khoa học nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Theo Ngụy Thành Dũng, về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất toàn tỉnh hiện đã có trên 50% diện tích canh tác rau, hoa được ứng dụng công nghệ cao; 25% diện tích chè được ứng dụng giống chất lượng cao; 11% diện tích cà phê được chuyển đổi sang giống mới có năng suất, chất lượng cao. Các công nghệ áp dụng chủ yếu kỹ thuật canh tác trong nhà kính, nhà lưới, tưới tiết kiệm, quản lý dinh dưỡng và ánh sáng tự động; áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; đồng thời đã phát triển được nhiều vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nông nghiệp thông minh, cảnh quan môi trường, sản xuất nông sản an toàn và các khâu liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Về công tác chuyển giao khoa học và công nghệ, nhiều chương trình nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như: mô hình sản xuất thử nghiệm, nhập nội giống mới; mô hình nghiên cứu lai tạo, chọn tạo các giống cây trồng phục vụ sản xuất; xây dựng các quy trình kỹ thuật, biện pháp canh tác phù hợp với từng loại cây trồng và từng vùng sinh thái; các phương pháp phòng chống dịch bệnh… đã và đang được tăng cường triển khai để chuyển giao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên theo Ths Dũng, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn một số khó khăn như nguồn lực đầu tư, khả năng cạnh tranh, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp có quy mô nhỏ, chiếm nhiều quỹ đất nhưng tỷ lệ đóng góp cho phát triển công nghiệp vẫn chưa tương xứng; sự tăng trưởng chậm của thị trường trong nước và quốc tế; biến đổi khí hậu, hạn hán...
Bên cạnh đó, năng lực sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm tiến hành riêng lẻ ở quy mô hộ gia đình còn mang tính tự phát, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông; thiếu những kỹ thuật viên, cộng tác viên, chuyên gia có trình độ khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm để hướng dẫn người dân trong thực hành, ứng dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Ths Dũng muốn đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp cần có một số giải pháp như: Tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án sản xuất thử nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, có tiêu chí riêng và cụ thể cho từng vùng, từng loại và giống cây trồng; Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế; Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao…
Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã và đang tạo ra những bước đột phá trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất nông nghiệp, là một trong những nguồn động lực quan trọng để thực hiện và hoàn thành tốt chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. Theo dự tính, đến năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ có trên 72.700 ha ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 1.000 ha ứng dụng công nghệ thông minh.
H
Theo Vusta.vn
- ▪Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số vào các lĩnh vực y tế
- ▪Kiên Giang: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- ▪Đổi mới sáng tạo, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn để nâng cao năng suất chất lượng
- ▪Điện Biên: Ứng dụng KHCN để nâng cao năng suất chất lượng trong nông nghiệp
Bình luận
Nổi bật
Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12
(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.
Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.