Thứ tư, 20/09/2023, 10:04 AM

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số vào các lĩnh vực y tế

(CL&CS) - Chuyển đổi số trong y tế hiện nay đang là xu hướng toàn cầu, mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, giúp cải thiện chất lượng y tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng tính hiệu quả trong việc khám chữa bệnh, và đồng bộ hóa thông tin y tế.

Hiện nay, trên thế giới lĩnh vực y tế đã có rất nhiều các ứng dụng kỹ thuật số để giúp các cơ sở y tế và các hệ thống y tế hệ thống hoá các ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ứng dụng kỹ thuật số trong y tế rất phong phú, đáp ứng hầu hết các lĩnh vực cụ thể rất đa dạng của y tế.

Cụ thể như kho dữ liệu điều tra dân số, thông tin dân số; Đăng ký hộ tịch và thống kê sinh tử; các ứng dụng cho khách hàng; Hệ thống truyền thông khách hàng; Hồ sơ bệnh án điện tử; Hệ thống ứng phó khẩn cấp; Hệ thống thông tin tài chính và bảo hiểm y tế; Hệ thống thông tin quản lý sức khỏe (HMIS); Hệ thống thông tin nguồn nhân lực;  Hệ thống thông tin nhà thuốc; Hệ thống giám sát dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng; Hồ sơ sức khỏe được chia sẻ và kho thông tin sức khỏe; Điều trị từ xa…

Với tiềm năng và thế mạnh đó, Bộ Y tế cho biết, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y tế thời gian qua tại Việt Nam đạt nhiều kết quả nổi bật. Hiện nay gần như toàn bộ các bệnh viện đã có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, bước đầu triển khai phần mềm truyền tải và lưu trữ hình ảnh (PACS); 99,5% số bệnh viện đã kết nối, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) với cơ quan giám định và thanh toán BHYT, phục vụ giám định khám, chữa bệnh BHYT điện tử. Bộ Y tế đã triển khai thành công, có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Một cửa ASEAN. Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử của bộ được kết nối liên thông với Văn phòng Chính phủ, hơn 20 bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố; công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Hệ thống thông tin quản lý y tế dự phòng, triển khai phần mềm tiêm chủng mở rộng trên cả nước, đã có hơn 6,2 triệu đối tượng tiêm chủng được quản lý.

Hiện nay gần như toàn bộ các bệnh viện đã có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện.

Hiện nay gần như toàn bộ các bệnh viện đã có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện.

Để hỗ trợ cho việc CĐS, từ năm 2017 đến nay Bộ Y tế đã và đang từng bước xây dựng và hình thành hành lang pháp lý làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực y tế. Về cơ sở hạ tầng, Bộ Y tế đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc lưu trữ, quản lý, khai thác dữ liệu tập trung, bảo đảm cho hệ thống dịch vụ công trực tuyến, thống kê y tế điện tử, HSSK điện tử,... Cụ thể, 100% thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ Y tế đã được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Bộ Y tế cũng đã công khai ngân hàng dữ liệu ngành dược, thúc đẩy số hóa ngành dược để phục vụ quản lý được tốt hơn. 

Ở tuyến y tế cơ sở, hầu hết các trạm y tế xã trên cả nước đã được trang bị máy vi tính. Việc triển khai phần mềm quản lý 18 chương trình y tế cho hơn 11.100 trạm y tế xã theo Quyết định số 3532/ QĐ-BYT do hai nhà cung cấp lớn là VNPT và Viettel thực hiện đã đạt 94% tổng số TYT xã trên toàn quốc.

Theo đó, cổng công khai y tế cũng đã được khai trương, là kênh chính thống của Bộ Y tế để người dân và doanh nghiệp tra cứu các thông tin về giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm chẩn đoán, dịch vụ khám, chữa bệnh… cũng như giá niêm yết, giá đấu thầu; thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi; kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo… Thông qua Cổng công khai y tế, người dân thực hiện quyền được biết và giám sát các dịch vụ mà ngành y tế cung cấp. Sắp tới giá trúng thầu của các gói thầu thiết bị y tế cũng sẽ được công khai trên Cổng thông tin sẽ giúp cho các cơ sở y tế có nhu cầu mua sắm thiết bị y tế tham khảo, lập dự toán nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế.

Thông qua Cổng công khai y tế, người dân thực hiện quyền được biết và giám sát các dịch vụ mà ngành y tế cung cấp.

Thông qua Cổng công khai y tế, người dân thực hiện quyền được biết và giám sát các dịch vụ mà ngành y tế cung cấp.

Đáng chú ý, các bệnh viện cũng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động, khi toàn bộ các bệnh viện trên cả nước đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; có 44 bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy; có 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim; nhiều đơn vị ứng dụng đăng ký khám, chữa bệnh trực tuyến; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, rô-bốt trong y tế, ứng dụng hỗ trợ ra quyết định lâm sàng trong các hệ thống thông tin bệnh viện, cảnh báo tương tác thuốc; hỗ trợ tư vấn - Chatbot; nhận dạng tiếng nói để nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin bệnh viện…

Bộ Y tế phối hợp Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai thành công kết nối liên thông giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước với cơ quan bảo hiểm xã hội. Đã có 99,5% số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; 1.000 bệnh viện triển khai khám, chữa bệnh từ xa Telehealth. Nhiều địa phương đang triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử quản lý sức khỏe người dân liên tục, suốt đời…

Công nghệ thông tin cũng đã ứng dụng trong y tế cơ sở, xây dựng phần mềm quản lý trạm y tế xã; hình thành nền tảng quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế V20…

Trong phòng, chống dịch Covid-19, nhiều phần mềm được triển khai, như: Khai báo y tế tự nguyện (NCOVI), khai báo y tế bắt buộc cho người nhập cảnh, Bluezone, An toàn Covid.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã triển khai các hệ thống thông tin lớn như: Mạng kết nối y tế Việt Nam, hệ thống cơ sở dữ liệu dược quốc gia, kết nối liên thông cơ sở dữ liệu cung ứng thuốc trên toàn quốc; triển khai hệ thống tiêm chủng quốc gia… hướng tới chuyển đổi số toàn diện ngành y tế.

Chuyển đổi số trong y tế đang là xu hướng toàn cầu, mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia.

Chuyển đổi số trong y tế đang là xu hướng toàn cầu, mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia.

Chương trình chuyển đổi số y tế được Bộ Y tế ban hành với định hướng tới năm 2030 công nghệ số được ứng dụng trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh; khám bệnh, chữa bệnh thông minh; quản trị y tế thông minh.

Chuyển đổi số đang diễn ra hằng ngày ở tất cả các mặt của đời sống xã hội, ở đó y tế chịu tác động lớn trước yêu cầu của người dân về sự tăng cường số lượng, chất lượng, sự công bằng trong tiếp cận, sử dụng các dịch vụ. Nhiệm vụ đặt ra trước yêu cầu chuyển đổi số, phát triển y tế thông minh đối với ngành y tế là rất lớn.

Trên thế giới, chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chính phủ. Hiện nay, chuyển đổi số trong y tế đang là xu hướng toàn cầu, mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, giúp cải thiện chất lượng y tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, và tăng tính hiệu quả trong việc khám chữa bệnh. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, y tế là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong tám lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số trước mắt, và được xác định là “lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, cần ưu tiên chuyển đổi số trước”. Trên thực tế, Bộ Y tế cũng đang tập trung thực hiện 3 chương trình (quyết định 5316/QĐ-BYT): Xây dựng cơ sở hạ tầng y tế điện tử; bệnh án điện tử; và hệ thống dịch vụ công trực tuyến y tế một cửa.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS) - Việc hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục theo ISO 22301 cho doanh nghiệp là thật sự cần thiết và phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hiện nay.

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.