Thứ ba, 09/04/2024, 15:14 PM

Điện Biên: Ứng dụng KHCN để nâng cao năng suất chất lượng trong nông nghiệp

(CL&CS)- Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thay đổi tư duy sản xuất là yêu cầu tất yếu hiện nay.

Trong thời gian qua, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã tích cực tuyên truyền vận động hội viên áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Sau một thời gian thử nghiệm và áp dụng đến nay, nhiều hội viên đã thực hiện hiệu quả các mô hình kinh tế nông nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

Ông Ðỗ Thành Công, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Ðiện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, cho biết: Trong thời gian vừa qua, các hội viên, nông dân luôn tích cực lao động, sản xuất, chăn nuôi trồng trọt, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và làm dịch vụ tăng thu nhập ổn định đời sống gia đình. Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã đạt được nhiều thành tựu, trong năm 2023, tổng sản lượng lương thực đạt 17,5 tấn, độ che phủ rừng đạt 44,49%, đàn đại gia súc phát triển ổn định, trong đó 5.409 con trâu, 3.980 con bò, 1.280 con dê, 16.150 con lợn,…việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm và đẩy mạnh.

Chị Nguyễn Thị Tỵ ở đội 2, xã Noong Luống (huyện Điện Biên) chia sẻ: Được sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, gia đình tôi nuôi 15 con lợn ngoại thương phẩm và sinh sản theo hướng công nghiệp, đến nay gia đình đã xuất bán được 3 lứa. Nuôi theo hướng áp dụng KHCN hiệu quả hơn so với nuôi truyền thống như trước kia. Lợn khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh, tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ nhiều, được thương lái chọn mua. Để chăn nuôi phát triển ổn định, tôi luôn tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do xã, huyện tổ chức. Mặt khác, phải chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn, đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

bi xanh

HTX Nông nghiệp công nghệ cao Phú Mỹ Xanh kiểm tra chất lượng bí xanh

Không chỉ đối với chăn nuôi, việc áp dụng KHCN vào  trồng trọt và sản xuất theo hướng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đã góp phần nâng tầm sản phẩm trong thời gian qua. Điển hình như tại tổ 1, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà), Hợp tác xã (HTX) Nam Dương phối hợp với các hộ dân chuyển đổi gần 1,7ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng bí xanh. Để nâng cao giá trị, ứng dụng công nghệ sản xuất mới, HTX Nam Dương liên kết với HTX Nông nghiệp công nghệ cao Phú Mỹ Xanh (TP. Điện Biên Phủ) triển khai trồng và chăm sóc bí theo hướng nông nghiệp sạch, chất lượng, an toàn. Toàn bộ luống bí được phủ kín nilon để hạn chế thoát hơi nước, cỏ dại, sâu bệnh hại; thay thế giàn làm từ tre, gỗ bằng giàn lưới cho dây bí leo; áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel để giữ độ ẩm cho đất, đảm bảo dinh dưỡng cho quả, tiết kiệm chi phí thuê nhân công. Mô hình trồng bí xanh công nghệ cao đã được HTX Nông nghiệp công nghệ cao Phú Mỹ Xanh đầu tư nhân rộng tại các xã Thanh Hưng, Thanh An (huyện Điện Biên).

Bên cạnh những kết quả đạt được, song việc triển khai, tư vấn hỗ trợ hội viên, nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Do trình độ nhận thức và hiểu biết của hội viên nông dân còn hạn chế, chưa dám mạnh dạn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cách nghĩ cách làm.

dien bien

Nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, gạo Điện Biên

Từ những khó khăn, vướng mắc hạn chế trên, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã đề xuất một số giải pháp có hiệu quả để ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho hội viên, nông dân. Việc đầu tiên, chính là đổi mới tư duy, trong công tác điều hành, công tác tham mưu, lãnh đạo, nhằm nâng cao nhận thức cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tình hình hiện nay. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào vụ và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.

Cùng với đó, đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất; đặc biệt là những tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh; xây dựng thí điểm các mô hình sản xuất, đầu tư đồng bộ khoa học công nghệ, công nghệ số, các thiết bị điện tử thông minh để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu, truy xuất nguồn gốc; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. 

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:25

(CL&CS)- Chiều ngày 26/4, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức triển lãm các thành tựu sau 4 năm chuyển đổi số (2020 - 2024) và Workshop: Từ nhà máy thông minh đến ngôi nhà thông minh tại Trung tâm hội nghị quốc gia.

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS)- Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.

Kỹ thuật hạt nhân phát triển vật liệu tiên tiến

Kỹ thuật hạt nhân phát triển vật liệu tiên tiến

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 14:54

(CL&CS) - Từ đóng gói thực phẩm năng động dựa trên vật liệu nanocompozit chứa tinh dầu, đến polyme siêu hấp thụ ghép mạch bức xạ, vật liệu tiên tiến được xử lý bằng bức xạ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lãng phí thực phẩm, nâng cao hiệu suất nông nghiệp, cải thiện chăm sóc sức khỏe và hơn thế nữa.