Thứ sáu, 08/03/2024, 14:24 PM

Công bố hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam

(CL&CS)- Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm do Việt Nam phối hợp với Hàn Quốc xây dựng để nâng hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm, mang đến cho người dân Việt Nam những thực phẩm chất lượng.

Ngày 7/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phối hợp với Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) tổ chức Lễ công bố Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam, thuộc dự án ODA "Củng cố và thiết lập hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam".

Hệ thống này được xây dựng nhằm thống nhất thông tin an toàn thực phẩm trên quy mô toàn quốc và sẽ quản lý dữ liệu tập trung, cập nhật theo thời gian thực, phân loại và công bố thông tin về an toàn thực phẩm, giúp người dân dễ dàng tra cứu thông tin về nguồn gốc xuất xứ và sản phẩm an toàn. Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ từ năm 2020.

trao-tuong-trung-170979758637410027259-1709799428858-1709799429029111536146

Lãnh đạo Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc bàn giao tượng trưng hệ thống quản trị an toàn thực phẩm cho đại diện Bộ Y tế

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Dự án này đã hoàn thành giai đoạn triển khai 4 năm (từ 2020-2023).

Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam được Bộ Quốc phòng và Tập đoàn FPT (đơn vị kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin độc lập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép) thực hiện đánh giá và xác nhận đảm bảo an toàn thông tin và sẵn sàng để chính thức đưa vào sử dụng.

Ông Nguyễn Thanh Phong cũng cho biết, Cục An toàn thực phẩm sẽ có quy chế thực hiện truy cập Hệ thống này hàng ngày, hàng giờ để tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, theo các tính năng của Hệ thống thì yêu cầu các hoạt động phải thực hiện từ cấp cở sở (cụ thể từ xã/phường lên quận/huyện, tỉnh/thành và Trung ương).

Vì vậy, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các chi cục, các sở y tế, các ban quản lý an toàn thực phẩm, các sở an toàn thực phẩm phải tổ chức tập huấn triển khai các tính năng trên Hệ thống một cách chuyên nghiệp.

Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm được xây dựng gồm 5 hợp phần: Hệ thống báo cáo an toàn thực phẩm trực tuyến từ cấp phường/ xã lên cấp quận/huyện, lên cấp tỉnh/ thành phố và tổng hợp tại cấp trung ương (trong hệ thống báo cáo đã có hơn 12.000 tài khoản được thiết lập); hệ thống trang web và Cổng thông tin an toàn thực phẩm (dành cho công chúng); hệ thống quản lý thực phẩm Việt Nam (dành cho cán bộ quản lý); hệ thống quản lý thông tin các phòng kiểm nghiệm; hệ thống web mobile…

Đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội đánh giá hệ thống quản trị an toàn thực phẩm được xây dựng tại dự án hợp tác với Hàn Quốc có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm.

Hệ thống đã cung cấp các công cụ phục vụ hoạt động thống kê, tổng hợp, báo cáo số liệu, điều này góp phần giảm thời gian xử lý và tăng tính chính xác của số liệu.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:43

(CL&CS) - Với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, yếu tố tiên quyết là duy trì và tăng trưởng về năng suất dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS)- Ngành Nông nghiệp và lực lượng quản lý thị trường tỉnh quyết tâm “kiểm soát” bằng nhiều giải pháp để đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp khi cung cấp ra thị trường.

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:52

(CL&CS) - Vừa qua, sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế cho gần 100 cán bộ, nhân viên ngành y tế, các huyện/thành phố, các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, cơ sở dịch vụ kính thuốc…