Thứ ba, 23/01/2024, 22:02 PM

Tăng cường kiểm soát hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết

(CL&CS)- Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn hàng, đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất chân chính có thể cạnh tranh một cách công bằng, lành mạnh.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn đạt khoảng 40.900 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với thực hiện Tết năm 2023. Khả năng tự cung ứng của Hà Nội khoảng 20 - 70% nhu cầu. Lượng hàng thiếu còn lại và các sản phẩm vùng miền phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trên địa bàn được khai thác từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu.

Thực hiện Kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023, đặc biệt trong dịp Tết 2024, Sở Công Thương đã vận động và phê duyệt 32 đơn vị tham gia Chương trình cung ứng các mặt hàng bình ổn tới hơn 14.535 điểm bán sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết 2024.

Về phía nhà sản xuất, đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, Tết Nguyên đán 2024, doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn cung hàng hóa tăng 20% so với bình thường. Về lượng dự kiến lượng hàng cụ thể cung cấp cho thị trường miền Bắc trong tháng Tết khoảng 4,5 nghìn tấn thịt gà và thịt lợn, trong đó, thị trường Hà Nội chiếm 40%.

Năm nay, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, nhưng lượng tiêu thụ tốt cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, điều mà Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam lo ngại đó là việc bán hàng trên online, hay tại các điểm tiêu thụ nhỏ lẻ phát triển nhiều, hàng hóa không nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khá lớn.

tet

Tăng cường kiểm soát hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết

Do đó, kiến nghị các các cơ quan chức năng nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn hàng, đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất chân chính có thể cạnh tranh một cách công bằng, lành mạnh. Các hệ thống siêu thị có thể thu hút được người tiêu dùng tiêu thụ các sản phẩm an toàn được tốt hơn.

Theo Ông Nguyễn Minh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội nhận định, giai đoạn trong Tết thường có tình trạng tạm khan hiến, nâng giá bán còn giai đoạn sau Tết thì tình trạng hàng tồn, dễ xảy ra tình trạng tẩy date hàng hóa.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Hùng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, vấn đề lớn nhất cho các doanh nghiệp lúc này đó là bán hàng, bởi nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú. Về phía lực lượng quản lý thị trường, sẽ kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trước, trong và sau Tết trong lĩnh vực ngành Công Thương quản lý.

Đánh giá cao công tác chuẩn bị về nguồn cung hàng hóa Tết 2024 từ sớm, từ xa, đồng thời, có những chương trình khuyến mại, cũng như đưa hàng về vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp,… của TP. Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội, các Sở, ban ngành, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối,… bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đề nghị Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng như đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường.

Bên cạnh đó, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cung ứng mặt hàng gạo, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán để có phương án đảm bảo nguồn cung với giá bình ổn theo đúng kế hoạch.

Trước đó, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành Nông nghiệp Hà Nội thực hiện rà soát, thống kê lại cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý, qua đó, lập danh sách 17.417 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thường xuyên đôn đốc các quận, huyện, thị xã tích cực tuyên truyền, tập huấn, tổ chức ký cam kết được 173.575/183.095 cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, đạt 94,8% và 11.147/11.147 cơ sở sơ chế, kinh doanh nông lâm thủy sản nhỏ lẻ, đạt 100% (thuộc cấp quận, huyện quản lý).

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời triển khai chương trình bình ổn thị trường. Tiếp tục làm công tác tuyên truyền về nguồn cung mặt hàng Tết, tránh việc đầu cơ, tích trữ, đẩy giá cao.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung các mặt hàng được tiêu dùng nhiều nhất trong dịp Tết. Đẩy mạnh Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, khu chế xuất để người dân có thể tiếp cận được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, với giá cả hợp lý nhất.

Về kiến nghị việc bán hàng online không có nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng cạnh tranh đến các đơn vị làm ăn chân chính, bà Hiền cho biết: Vụ Thị trường trong nước ghi nhận ý kiến và sẽ trao đổi với Tổng cục Quản lý thị trường để có chuyên đề sâu hơn, xử lý vấn đề này một cách triệt để hơn.

Bình luận

Nổi bật

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

Ninh Thuận: Thúc đẩy hoạt động tăng năng suất của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:07

(CL&CS) - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch số 1489/KH-UBND về tổng thể nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Kinh doanh hướng đến phát triển xanh, bền vững

Kinh doanh hướng đến phát triển xanh, bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 14:53

(CL&CS) - Ngày nay, người tiêu dùng (NTD) đang dần thay đổi thói quen của mình và hướng đến tiếp cận những sản phẩm xanh, hàng hóa xanh, thân thiện với môi trường.

Đồng Nai: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 với các mục tiêu phát triển bền vững

Đồng Nai: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 với các mục tiêu phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 13:49

(CL&CS) - Nhằm tôn vinh vai trò của sở hữu trí tuệ (SHTT) trong đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về SHTT, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26/4 hàng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới”. Dịp này, tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày SHTT.