Thứ năm, 18/07/2024, 08:32 AM

Áp dụng công nghệ cao góp phần nâng cao năng suất, vị thế chè Lâm Đồng

(CL&CS) - Trước xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, ngành chè Lâm Đồng tiếp tục nhiều giải pháp chuyển đổi cơ cấu giống, kỹ thuật sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị thương hiệu cạnh tranh hiệu quả hơn nữa trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chè Lâm Đồng là một trong các mặt hàng nông sản được tiêu thụ nhiều tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Diện tích chè toàn tỉnh hiện nay khoảng 11 nghìn ha. Lâm Đồng cũng đặt mục tiêu trong tăng sản lượng hàng năm. Hiện nay, sản xuất chè của địa phương cho năng suất cao với khoảng 15 tấn/ha, sản lượng trên 160 nghìn tấn/năm.

Với mục tiêu phát triển bền vững ngành chè, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung vào phát triển diện tích trồng chè phù hợp với yêu cầu của thị trường. Do vậy phát triển sản xuất chè an toàn, kết hợp chuyển đổi giống mới là hướng đi của tỉnh Lâm Đồng trong việc phát triển ngành chè, hàng năm tăng diện tích chè có năng suất, chất lượng cao thay thế cho chè hạt giống cũ.

Hiện nay, chất lượng sản phẩm chè Lâm Đồng đã được nâng cao do người dân được tạo điều kiện để tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng suất chè. Được xác định là địa phương có lợi thế về quy mô sản xuất lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi, ngành chè của Lâm Đồng cũng nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, các dự án nên năng lực sản xuất được nâng cao, an toàn và hiệu quả.

Phát triển sản xuất chè an toàn, kết hợp chuyển đổi giống mới là hướng đi của tỉnh Lâm Đồng trong việc phát triển ngành chè.

Phát triển sản xuất chè an toàn, kết hợp chuyển đổi giống mới là hướng đi của tỉnh Lâm Đồng trong việc phát triển ngành chè.

Ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng chi biết, hiện nay, địa phương đã hình thành 14 chuỗi liên kết sản xuất chè với 337 hộ dân tham gia và tỉ lệ chè tiêu thụ thông qua chuỗi liên kết đạt 3,89% tổng sản lượng.

Ngoài ra, địa bàn tỉnh có khoảng 155 công ty chế biến chè với công suất đạt 29 nghìn tấn/năm và 90 cơ sở chế biến chè với quy mô 17 nghìn tấn/năm. Các doanh nghiệp chế biến tập trung tại Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, Bảo Lâm và Lâm Hà.

Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chè Ô long, chè đen Lâm Đồng vẫn chưa đa dạng, tiêu thụ chủ yếu tại Đài Loan khoảng 90% sản lượng với hàng rào kỹ thuật rất khắt khe. Trong khi sản phẩm chè xanh viên chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Afghanistan, Pakistan, Iran, Irắc, Dubai và các nước Ả Rập tuy ít đòi hỏi về chất lượng, nhưng giá cả thấp và rủi ro cao trong việc thu hồi vốn. Còn sản phẩm chè ướp hương tiêu thụ trong nước chiếm phần lớn thị trường các tỉnh, thành miền Trung trở vào các tỉnh, thành phía Nam. 

Để phát triển thị trường xuất khẩu đa dạng, đưa ngành chè Lâm Đồng hội nhập sâu rộng hơn, giải pháp chiến lược cần rà soát lại từng vùng sản xuất chè tập trung của tỉnh, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu riêng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng những sản phẩm chè có thị trường xuất khẩu ổn định. Bên cạnh đó, có chính sách thu hút các dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở chế biến, đóng gói, đóng hộp sản phẩm chè theo tiêu chuẩn tiêu dùng và xuất khẩu; triển khai hỗ trợ tín dụng khâu sản xuất tái canh vườn chè và cơ giới hóa trong khâu thu hái.

Cây chè là cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Lâm Đồng.

Cây chè là cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Lâm Đồng.

Đồng thời, lựa chọn các giống chè năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để sản xuất đại trà, cung ứng nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè cao cấp có sức cạnh tranh cao như: chè ướp hương hoa quả, nước chè đóng hộp, chè thuốc, chè thảo mộc…

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm chè, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu, UBND tỉnh luôn quan tâm, hỗ trợ công tác chuyển đổi giống cây trồng thông qua các chương trình, đề án (diện tích chè hạt, giống cũ hàng năm được các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang diện tích chè có năng xuất, chất lượng cao gắn với các doanh nghiệp thu mua, chế biến như các giống chè LĐ97, Olong, Tứ Quý, Kim Tuyên, Ngọc Thúy, ...); chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến; phối hợp với các Viện, Trung tâm nghiên cứu đưa vào thử nghiệm các giống mới; tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại với các đối tác trong và ngoài nước; …

Xác định cây chè là một trong những cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây, việc cải tạo giống chè mới đang được các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lâm Đồng quan tâm để sản xuất ra các loại chè hảo hạng, có giá trị thương mại cao. Để có thị trường xuất khẩu ổn định, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng những sản phẩm chè,  khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu riêng, tăng cường quản lý kỹ thuật, thực hiện các khảo nghiệm xác định các loại thuốc thế hệ mới, thuốc sinh học có khả năng phòng trừ các loại sâu bệnh hại chè nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu tại các vùng trồng chè…

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Đồng Tháp: Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp

Đồng Tháp: Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ ba, 17/09/2024, 14:29

(CL&CS)- Để nâng cao nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp, các sở, ngành tỉnh khuyến khích DN đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ nhiều hơn, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hà Tĩnh: Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về đo lường cho các đơn vị trên địa bàn

Hà Tĩnh: Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về đo lường cho các đơn vị trên địa bàn

sự kiện🞄Thứ ba, 17/09/2024, 14:25

(CL&CS)- Hội nghị tập huấn tập trung vào việc truyền tải các vấn đề cơ bản trong hoạt động quản lý nhà nước về đo lường ở địa phương; các quy định và một số nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường.

An Giang: Ứng dụng công  nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất

An Giang: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:02

(CL&CS)- Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở TX. Tân Châu, tỉnh An Giang đã trở nên phổ biến. Từ lúa, cá, rau màu, cây ăn trái, nông dân đều tận dụng tốt nhất các loại công nghệ để phục vụ sản xuất giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.