2 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm gần 35%
(CL&CS) - 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 2/2023 đạt 800 triệu USD, giảm 0,7% so với tháng 1/2023 và giảm 10,9% so với tháng 2/2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 490 triệu USD, giảm lần lượt 0,3% và 29,7% so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 982 triệu USD, giảm 47,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu đã trở lại bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nhưng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 2/2023 vẫn giảm là do tình trạng thiếu đơn hàng từ trước đó.
Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và có tốc độ giảm mạnh. Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 164 triệu USD, giảm 52,9% so với tháng 01/2022; tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 119,3 triệu USD, giảm 63,1%; đồ nội thất phòng ngủ đạt 79,5 triệu USD, giảm 64,7%...
Đáng chú ý, trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 1/2023, chỉ có mặt hàng viên nén gỗ có trị giá tăng và mặt hàng dăm gỗ có trị giá giảm nhẹ so với tháng 1/2022. Tình trạng khan hiếm năng lượng ở nhiều nước trên thế giới gia tăng là yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu dăm gỗ và viên nén gỗ.
Giá viên nén xuất khẩu trung bình năm 2022 ở mức cao kỷ lục so với 10 năm trước đó. Giá đã tăng liên tục kể từ tháng 1/2022 và có dấu hiệu hơi chững lại trong giai đoạn tháng 6/2022 - tháng 9/2022, nhưng bật tăng trở lại và đạt mức kỷ lục hơn 189 USD/tấn vào tháng 12/2022.
Lượng viên nén xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm lần lượt 97,5% tổng lượng và 96,7% tổng kim ngạch viên nén xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022. Trong đó, thị trường Nhật Bản có lượng nhập khẩu tăng đột biến so với 2021.
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46
(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.