Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang "đứng ngồi không yên"

(CL&CS) - Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có thể đối diện với rủi ro cao khi Mỹ thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ ép của Việt Nam.

Bộ Công thương luôn khuyến khích doanh nghiệp tham gia điều tra, bởi trong trường hợp có kết quả tốt, doanh nghiệp có thể không bị áp thuế hoặc áp thuế mức độ thấp.

Bộ Công thương luôn khuyến khích doanh nghiệp tham gia điều tra, bởi trong trường hợp có kết quả tốt, doanh nghiệp có thể không bị áp thuế hoặc áp thuế mức độ thấp.

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ hoang mang

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết luận sơ bộ của vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.

Kết luận sơ bộ của DOC cho rằng gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi Mỹ đang áp dụng thuế chống bán phá giá với sản phẩm này của Trung Quốc lên tới 183,36% và thuế chống trợ cấp từ 22,98% - 194,9%.

Nguyên nhân, DOC điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam là theo thống kê của Hải quan Hoa Kỳ, xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục tăng mạnh.

Theo tính toán, số lượng các doanh nghiệp được tham gia tự chứng nhận chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn điều tra.

Các bên liên quan có quyền gửi bình luận bằng văn bản đối với kết luận sơ bộ của DOC và văn bản đề nghị tổ chức phiên điều trần đối với các nội dung bình luận lên DOC trong vòng 30 ngày kể từ khi thông báo kết luận sơ bộ (25/7/2022). DOC dự kiến sẽ tiến hành thẩm tra để xác minh thông tin trước khi ban hành kết luận cuối cùng (17/10/2022).

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, đơn vị này vừa nhận được thông tin về việc DOC  từ chối bản bình luận của gần 40 doanh nghiệp tủ bếp, tủ nhà tắm của Việt Nam cho nội dung điều tra xem xét phạm vi sản phẩm. Nguyên nhân do các doanh nghiệp này nộp bản bình luận muộn hơn thời hạn. Do đó, DOC yêu cầu các doanh nghiệp chủ động gỡ bỏ hoặc xóa các tập tài liệu đã nộp trên hệ thống.

Cuối tháng 7, Mỹ công bố kết luận sơ bộ gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chia sẻ với báo chí mới đây, VIFOREST cho hay, bản chất việc DOC khởi kiện lẩn tránh thuế và chống trợ cấp đối với hai sản phẩm tủ bếp, và tủ nhà tắm của doanh nghiệp Việt Nam là vì họ đang đánh thuế các sản phẩm này của Trung Quốc, sau khi Trung Quốc bị áp thuế thì thấy các sản phẩm này xuất sang Hoa Kỳ tăng mạnh, nên DOC nghi ngờ một số doanh nghiệp ở Việt Nam có gian lận.

Theo VIFOREST, DOC đang nghi các doanh nghiệp ở Việt Nam nhập một số chi tiết ở Trung Quốc về để lấy nguồn gốc Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, nhằm lẩn tránh thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc. Doanh nghiệp nào không vi phạm thì không sao, nhưng phải chứng minh cho DOC biết, còn với những doanh nghiệp không giải trình đầy đủ, DOC chắc chắn sẽ đánh thuế.

VIFOREST và hiệp hội gỗ các địa phương đang ra sức giải trình với DOC về vấn đề này nhưng chưa biết ngã ngũ ra sao, vì phải chờ coi phía Mỹ điều tra doanh nghiệp nào có gian lận nguồn gốc xuất xứ.

Trước mắt, DOC đã thông báo điều tra các doanh nghiệp đã xuất khẩu các sản phẩm này sang Mỹ thì phải tạm ứng tiền thuế, nhưng chưa ấn định con số tuyệt đối bao nhiêu. Sau này khi DOC điều tra xong, doanh nghiệp nào không bị đánh thuế sẽ được trả lại, còn doanh nghiệp nào bị đánh thuế sẽ bị khấu trừ.

Mỹ là thị trường nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 65% tổng giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản). Năm 2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 13,5 tỷ USD sản phẩm gỗ, nội thất, Việt Nam chiếm khoảng 9 tỷ USD. Trong đó, riêng gỗ dán từ Việt Nam đạt khoảng 522 triệu USD.

Nếu bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ phá sản. Hiện chỉ còn mấy ngày để các doanh nghiệp nộp lại bản bình luận.

Các doanh nghiệp Việt hiện rất lo lắng và hoang mang. Đặc biệt, những doanh nghiệp có tên trong danh sách không hợp tác, hoặc phản hồi không đúng của DOC.

VIFOREST thông tin thêm, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực thuê luật sư giải trình, trước mắt giải trình cho phía Mỹ hiểu từng doanh nghiệp mức độ sử dụng gỗ có nguồn gốc liên quan đến gỗ của Trung Quốc như thế nào, vì có những doanh nghiệp ví dụ sản xuất tủ bếp nhưng họ không sử dụng gỗ có C/O Trung Quốc sẽ không có vấn đề gì.

Doanh nghiệp cần tích cực phối hợp

Đối với vụ kiện phòng vệ thương mại, đại diện VIFOREST cho rằng, Bộ Công thương và Chính phủ cần sớm tổ chức cuộc trao đổi với phía Mỹ, sẵn sàng mời cơ quan chức năng của Mỹ sang Việt Nam để tìm hiểu về quy trình, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành gỗ; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gian lận thương mại.

Lý giải vì sao Mỹ thường xuyên có hoạt động điều tra phòng vệ thương mại với sản phẩm gỗ, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), cho biết xuất khẩu gỗ của Việt Nam có sự tăng trưởng lớn trong thời gian vừa qua, như gỗ dán, sản phẩm chiếm 30% tỉ trọng nhập khẩu vào Mỹ, tủ bếp cũng tương tự.

Bên cạnh mặt tích cực cũng đặt ra những rủi ro, tạo áp lực cạnh tranh đủ lớn cho nước nhập khẩu và họ sẽ sử dụng công cụ phòng vệ thương mại.

Một nguyên nhân khác là các mặt hàng này đã từng bị điều tra trong quá khứ, từng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo ông Chu Thắng Trung, Bộ Công thương luôn khuyến khích doanh nghiệp tham gia điều tra. Bởi trong trường hợp có kết quả tốt, doanh nghiệp có thể không bị áp thuế hoặc áp thuế mức độ thấp. Còn nếu doanh nghiệp không nỗ lực tham gia điều tra thì rất có thể bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với mức độ khác nhau. Thậm chí, doanh nghiệp sẽ đối diện với rủi ro phá sản rất cao nếu bị áp đặt các loại thuế phòng vệ hà khắc.

Về phía doanh nghiệp, cần sự chủ động hợp tác tích cực không chỉ trong giai đoạn điều tra ban đầu mà còn trong các đợt rà soát hàng năm và rà soát cuối kỳ (thông qua việc thuê luật sư tư vấn, trả lời đầy đủ các bản câu hỏi, tham gia thẩm tra…). Rà soát hàng năm và rà soát cuối kỳ là cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện mức thuế và đạt được kết quả dỡ bỏ toàn bộ lệnh áp thuế. 

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Chiến tướng đời đầu VinFast kể cuộc gọi định mệnh với tỷ phú giàu nhất VN Phạm Nhật Vượng: 'Lúc đó tôi nói rằng mình làm gì có cửa mà trong 2 năm đã làm ra được xe'

Chiến tướng đời đầu VinFast kể cuộc gọi định mệnh với tỷ phú giàu nhất VN Phạm Nhật Vượng: 'Lúc đó tôi nói rằng mình làm gì có cửa mà trong 2 năm đã làm ra được xe'

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 08:17

Những thành công vang dội của VinFast không thể thiếu sự đóng góp to lớn của vị lãnh đạo này.

VinFast và ON Energy hợp tác thúc đẩy sử dụng pin lưu trữ cho điện mặt trời mái nhà

VinFast và ON Energy hợp tác thúc đẩy sử dụng pin lưu trữ cho điện mặt trời mái nhà

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:15

(CL&CS) - TP.HCM, ngày 06/05/2024 - Công ty VinFast và Công ty Cổ phần Năng Lượng Xanh ON Energy thuộc Tập đoàn KTG công bố ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm đẩy mạnh ứng dụng pin lưu trữ năng lượng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS)- Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024" quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.