Thứ bảy, 11/06/2022, 22:26 PM

Vải Thiều Lục Ngạn - Bắc Giang: Sẵn sàng phục vụ thị trường

(CL&CS) - Đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp, HTX, thương nhân ở trong và ngoài tỉnh đã ký kết thỏa thuận tiêu thụ trên 45.000 tấn vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, trong đó xuất khẩu trên 25.000 tấn.

Ngày 10/6, UBND huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông về tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn năm 2022 tại vườn vải thuộc thôn Muối, xã Giáp Sơn. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Ông Nguyễn Việt Oanh - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn; Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện; Cao Văn Hoàn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy chủ trì trao đổi với các cơ quan báo chí.

Ông Nguyễn Việt Oanh - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn; Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện; Cao Văn Hoàn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy chủ trì trao đổi với các cơ quan báo chí.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu mua vải

Đến ngày 09/6, toàn huyện Lục Ngạn có 96 điểm cân, thu mua vải; lũy kế sản lượng tiêu thụ vải chín sớm là 3.938 tấn; giá bán sản phẩm dao động từ 18.000 đồng/kg - 35.000 đồng/kg.

Ông La Văn Nam - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Huyện chỉ đạo quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, bảo đảm sản phẩm chất lượng đến người dân, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh sản phẩm kém chất lượng.

Chia sẻ về các biện pháp đảm bảo cung ứng sản phẩm dịch vụ phụ chợ cho hoạt động tiêu thụ, chế biến, ông Nam thông tin: Huyện đã tổ chức rà soát tình hình sản xuất , dự trữ đánh giá cung - cầu đối với các mặt hàng phụ trợ như thùng xốp, thùng nhựa, nước đá công nghiệp để đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Năm 2022, Sản lượng vải huyện Lục Ngạn dự kiến đạt khoảng 95.465 tấn.

Năm 2022, Sản lượng vải huyện Lục Ngạn dự kiến đạt khoảng 95.465 tấn.

Rút kinh nghiệm từ năm 2021, mùa vải đúng vào cao điểm của dịch Covid-19, huyện đã làm việc trực tiếp với cửa khẩu các nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương vải thiều. Năm 2022, công tác kiểm dịch của Trung Quốc chặt chẽ và kỹ càng hơn, huyện cũng đã làm việc với các cửa khẩu để tăng cường mở thêm các điểm thông quan. Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn đã được xếp vào làn xanh để thông thương với Trung Quốc.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an nhất trí tạo điều kiện cho 200 thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh vào địa phương để thu mua vải thiều năm 2022; đến nay đã có 16 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn để thu mua vải sớm, các thương nhân khác đang làm thủ tục xin cấp thị thực tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Nam Ninh và tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc).

UBND huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê số lượng lò sấy vải trên địa bàn để chủ động tính toán phương án chế biến sấy khô, đặc biệt các lò sấy có công suất, sản lượng lớn (từ 20-30 tấn/lượt sấy); khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cung cấp dịch vụ, công nghệ, thiết bị sấy hiện đại theo hướng công nghiệp hoạt động tại địa bàn huyện; tuyên truyền mời gọi các thương nhân từ các tỉnh bạn về thu mua, chế biến sấy tại địa bàn. Đến nay trên địa bàn huyện có 3.495 lò sấy vải.

Xây dựng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn

Tập trung theo dõi, nắm bắt kịp thời, chỉ đạo sâu sát hoạt động sản xuất để đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của nhiều phân khúc thị trường. Các cấp, các ngành chuyên môn chủ động theo dõi, dự báo chính xác diễn biến của thị trường trong nước và xuất khẩu; dự kiến các phương án, các hình thức tiêu thụ, chế biến.

Quản lý chặt chẽ mã vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên bao bì sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các thương nhân, chống các hành vi gian lận thương mại (mua ở vùng này nhưng lại dán mã của vùng khác), hạn chế tối đa hiện tượng ép cân, ép giá; tăng giá đột biến các mặt hàng phụ trợ; đồng thời nắm bắt thông tin về diễn biến thị trường, báo cáo cấp trên và thông báo rộng rãi, giúp nhân dân chủ động tiêu thụ, chế biến.

Đại diện UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Từ khi xây dựng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn người dân đã có cuộc sống tốt hơn.

Đại diện UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Từ khi xây dựng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn người dân đã có cuộc sống tốt hơn.

Để tạo điều kiện kết nối thị trường, UBND huyện Lục Ngạn đã tổ chức các hội nghị, chương trình làm việc cụ thể, như: Gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, chế biến vải thiều ở trong và ngoài huyện để nắm bắt tình hình thị trường, khả năng xuất khẩu; Hội nghị chuyên đề bàn giải pháp xúc tiến tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu vải thiều năm 2022; Hội nghị bàn biện pháp triển khai kế hoạch sản xuất và công tác chuẩn bị điều kiện xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản năm 2022. Tiếp xúc, làm việc với tập đoàn Kawamoto và đại diện của tập đoàn Rieto Nhật Bản liên quan đến việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản.

Sản phẩm vải chín sớm được tiêu thụ thị trường nội địa khoảng 2.067 tấn (các tỉnh phía Nam, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc); xuất khẩu khoảng 1.795 tấn (chủ yếu sang thị trường Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn). Có 02 lò sấy vải (công nghệ sấy điện) đã hoạt động, sản lượng sấy đạt 9,5 tấn vải khô thành phẩm.

Đại diện lãnh đạo huyện Lục Ngạn thông tin về việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương đi lại hàng hoá, sắp tới sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi đi lại vận chuyển hoạt động xuất khẩu, thu mua vải thiều.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Sáng ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về nhãn hàng hoá, các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: ghi nhãn, yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".