Thứ tư, 08/06/2022, 05:54 AM

Ngành nông nghiệp có bỏ quên thị trường trong nước

(CL&CS) - Bộ trưởng Lê Minh Hoan - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đất nước mình đang phát triển, tầng lớp trung lưu mình rất là nhiều, họ sẵn sàng chấp nhận mua nông sản giá cao, còn có thể cao hơn những doanh nghiệp mua nông sản của người nông dân để xuất khẩu.

Trong phiên Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 7/6, Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn: nêu vấn đề về chênh lệch giá cả giữa nông sản bán trong nước và trên các siêu thị nước ngoài và đặt câu hỏi làm thế nào để nông sản trong nước cũng có thể bán giá cao, cải thiện thu nhập cho người nông dân?

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 7/6.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 7/6.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Thị trường cung và cầu trong nước sẽ gần hơn việc thị trường nước ngoài, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu phải cộng hàng loạt các khoản chi phí khác nhau. Nhiều khi những chi phí quá cao đó họ phải đưa cái giá nông sản hạ xuống như vậy đó đều là kinh tế thị trường.

Sơ chế thanh long xuất khẩu.

Sơ chế thanh long xuất khẩu.

Như vậy, để đưa được nông sản Việt Nam đến được các kệ hàng của các nước phát triển thì chi phí vận chuyển, thị trường chiếm tỷ trọng rất cao. Vậy thị trường 100 triệu dân của chúng ta đang ở đâu, muốn giải được câu hỏi này chúng ta cần tổ chức lại thị trường, xây dựng thương hiệu nông sản từ trong nước trước.

Thị trường 100 triệu dân

Vấn đề thị trường 100 triệu dân trong nước đang nằm ở đâu đang được Quốc Hội và cử tri cả nước quan tâm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn chứng về việc xây dựng thương hiệu sản phẩm ngành nông nghiệp, câu chuyện nhiều doanh nghiệp nước ngoài chia sẻ: muốn xây dựng được thương hiệu nông sản ở nước ngoài thì phải làm tốt xây dựng thương hiệu nông sản ở trong nước.

Điều đó nghĩa là xây dựng niềm tiêu tin tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước. Từ đó sẽ là bệ đỡ để nông sản chúng ta vươn ra thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp nước ngoài họ chia sẻ: Ngay cả người Việt Nam cũng  không dùng hàng việt nam thì làm sao chúng tôi làm sao tin dùng.

Như vậy Bộ trưởng cho rằng cả  thị trường nước ngoài chúng ta đều phải cân đối.

"Liên quan vấn đề thương hiệu nông sản, chúng ta cần phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết. Nhãn hiệu thì rất dễ xây dựng còn thương hiệu thì bao gồm nhãn hiệu và niềm tin của người tiêu dùng, đây mới là cái khó.

Muốn xây dựng thương hiệu, cần xây dựng một hệ sinh thái của một ngành hàng. Bộ trưởng dẫn chứng một số ví dụ thực tế tại các địa phương.

Ví dụ như với ngành hàng thanh long của Long An hay Bình Thuận, cần có thương hiệu của doanh nghiệp, thương hiệu của HTX, thương hiệu của người nông dân để xây dựng được thương hiệu chung cho mặt hàng này. Nhiều khi cần đến 5 năm, 10 năm để xây dựng được cảm xúc của người tiêu dùng, giúp họ ấn tượng với một nông sản nào đó.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận khuyết điểm còn dễ dãi trong điều hành để chuẩn hóa các mặt hàng nông sản, chúng ta chưa tổ chức lại sản xuất thì chưa đồng nhất được chất lượng nguyên liệu của một nông sản và không đồng nhất nguyên liệu thì không xây dựng được thương hiệu.

"Do đó, để giải quyết được câu chuyện được mùa mất giá, chúng ta cần tổ chức lại sản xuất, chính quy lại ngành hàng, thông tin minh bạch số lượng theo từng mùa vụ, từng nông sản, phân bố theo từng thị trường...", Bộ trưởng đưa ra giải pháp.

Một thực trạng diễn ra trong mặt hàng nông nghiệp đó là thanh long, chúng ta có gần 70.000 hộ trồng tại 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang nhưng chỉ chưa đến 20% tham gia các HTX, còn lại bà con sản xuất bên ngoài, thấy người ta làm thì làm theo, quy trình không chuẩn, sự cạnh tranh giữa các hộ sản xuất, các HTX, các nhà vựa tạo ra sự bất ổn, khó tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho mặt hàng này.

Làm rõ hơn về vấn đề thương hiệu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan lấy ví dụ hiện nay nông sản Việt Nam đang rất ít có mặt tại các siêu thị lớn của Mỹ, điều này có nghĩa là chúng ta đã chậm một bước về định vị thương hiệu. Lý do là chúng ta chưa tổ chức được ngành hàng tốt để chuẩn hóa được các yêu cầu của thị trường để tạo ra niềm tin về nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững, tạo ra sự tín nhiệm của thị trường.

"Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án, đưa bà con vào HTX để thống nhất một quy trình, quy chuẩn canh tác, để các sản phẩm đồng nhất trong nhiều mùa vụ liên tục để xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam", Bộ trưởng cho biết.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.

Saigon Co.op tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Saigon Co.op tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 14/04/2024, 18:50

(CL&CS) - Ngày 13/4/2024, Saigon Co.op tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì An toàn Thực phẩm năm 2024” nhằm hưởng ứng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.

Hà Nội: Thu giữ 2.000 cái xúc xích có dấu hiệu nhập lậu

Hà Nội: Thu giữ 2.000 cái xúc xích có dấu hiệu nhập lậu

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 20:18

(CL&CS) - 2.000 cái xúc xích có dấu hiệu nhập lậu vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện thu giữ tại một điểm tập kết trên địa bàn huyện Thanh Trì.