Thứ ba, 25/03/2025, 08:23 AM

Thực hiện theo Nghị quyết 57: Phú Yên tạo đột phá cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(CL&CS) - UBND tỉnh Phú Yên đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) và chuyển đổi số từng bước trở thành yếu tố dẫn dắt trong phát triển KT-XH, thể hiện rõ nét sự đóng góp của KHCN&ĐMST và chuyển đổi số vào GRDP của tỉnh.

Vừa qua, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch 45 thực hiện nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 47 ngày 24/2/2025 của Tỉnh ủy về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh…

hu yen

Phát triển các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho Phú Yên. Ảnh: LV

Theo ông Trần Quốc Huy, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Đồng Xuân, Nghị quyết 47 của Tỉnh ủy và Kế hoạch 45 của UBND tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của địa phương trong tình hình mới. Trên cơ sở nội dung của các nghị quyết và kế hoạch này, UBND huyện đang chủ động rà soát các chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết của Đảng, chương trình, kế hoạch của Chính phủ, của Tỉnh ủy đã ban hành, còn hiệu lực thực hiện có liên quan đến phát triển KHCN&ĐMTS và chuyển đổi số. Từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tập trung nâng cao nhận thức, tạo xung lực mới trong toàn huyện về phát triển KHCN&ĐMST và chuyển đổi số.

“Hiện Sở KH&CN đang phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch 45 của UBND tỉnh. Đồng thời, sở cũng sẽ nghiên cứu và tham mưu thành lập Hội đồng tư vấn về phát triển KHCN&ĐMST và chuyển đổi số của tỉnh với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học”, ông Hồ Xuân Long, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch (Sở KH&CN) cho biết.

UBND tỉnh xác định thời gian đến cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đổi mới tư duy, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển KHCN&ĐMST và chuyển đổi số cho các cấp, ngành, địa phương về quan điểm chỉ đạo, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển KHCN&ĐMST và chuyển đổi số. Tỉnh xem đây là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị, phát triển KT-XH ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa Phú Yên cùng cả nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới của dân tộc. Song song đó, các sở, ngành, địa phương phải cụ thể hóa tổ chức thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết 03 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 47 của Tỉnh ủy.

UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ban ngành, địa phương xác định phát triển KHCN&ĐMST và chuyển đổi số là đột phá, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Kế hoạch 45 của UBND tỉnh; lồng ghép hiệu quả với các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch có liên quan. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, từng cơ quan, đơn vị, địa phương và từng cá nhân liên quan.

Theo UBND tỉnh, phấn đấu đến năm 2030, tiềm lực, trình độ KHCN&ĐMST và chuyển đổi số của Phú Yên sẽ được nâng lên mức trung bình khá trong các tỉnh, trong đó phấn đấu đạt mức tiên tiến của cả nước ở một số lĩnh vực gắn với lợi thế biển, như: Công nghiệp, luyện kim, lọc hóa dầu, năng lượng, du lịch dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vận tải biển, logistics; năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của quốc gia, có ít nhất 1 doanh nghiệp công nghệ đạt mức tiên tiến. Xếp hạng năng lực cạnh tranh số và xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số ở mức trung bình cả nước; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%.

Quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% GRDP; tỉ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%. Tỉ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt trên 30% trong tổng số doanh nghiệp. KHCN&ĐMST góp phần quan trọng xây dựng, phát triển giá trị văn hóa, xã hội, con người Việt Nam, đóng góp vào chỉ số phát triển con người duy trì trên 0,7; kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển phấn đấu đạt 2% GRDP, trong đó tỉ trọng kinh phí từ xã hội chiếm 60%.

Phấn đấu bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển KHCN&ĐMST và chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển của tỉnh; hệ thống tổ chức KHCN&ĐMST được sắp xếp lại bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo; nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 11 người/vạn dân; có ít nhất 1-2 tổ chức KH&CN được xếp hạng khu vực, vùng.

Bên cạnh đó, số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ tăng trung bình 10-18%/năm, tỉ lệ khai thác thương mại đạt 5-10%; hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng lớn, băng thông rộng ngang tầm các tỉnh trong vùng, khu vực; từng bước ứng dụng một số công nghệ chiến lược, công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, nano, thông tin di động 5G, 6G, thông tin vệ tinh và một số công nghệ mới nổi. Tỉ lệ người sử dụng có khả năng truy cập băng rộng cố định với tốc độ trên 1Gb/s đạt 100%. Phủ sóng 5G toàn tỉnh.

Hoàn thành xây dựng đô thị thông minh TP Tuy Hòa và các thị xã có đủ điều kiện như Sông Cầu, Đông Hòa; thu hút các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại tỉnh; thực hiện quản lý nhà nước trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Hoàn thành xây dựng, kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu các ngành; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số, hình thành sàn giao dịch dữ liệu. Phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, công nghiệp văn hóa số đạt mức trung bình cao trong các tỉnh.

Song song đó, phát huy Trung tâm Dữ liệu tỉnh, triển khai kết nối đồng bộ dữ liệu với Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt tỉ lệ từ 95% trở lên. Dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt tỉ lệ từ 70% trở lên; 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử... Phú Yên thuộc trong các tỉnh bảo đảm về an toàn, an ninh không gian mạng, an ninh dữ liệu và bảo vệ dữ liệu.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Thực hiện theo Nghị quyết 57: Phú Yên tạo đột phá cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thực hiện theo Nghị quyết 57: Phú Yên tạo đột phá cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:23

(CL&CS) - UBND tỉnh Phú Yên đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) và chuyển đổi số từng bước trở thành yếu tố dẫn dắt trong phát triển KT-XH, thể hiện rõ nét sự đóng góp của KHCN&ĐMST và chuyển đổi số vào GRDP của tỉnh.

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:01

(CL&CS) - Mục tiêu của Việt Nam không chỉ là phát triển công nghệ mà còn là làm chủ và ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới trong các lĩnh vực chiến lược, từ đó tạo sự bứt phá về kinh tế, cải cách toàn diện các ngành nghề và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đổi mới sáng tạo: Chìa khóa dẫn tới thành công bền vững

Đổi mới sáng tạo: Chìa khóa dẫn tới thành công bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 20/03/2025, 15:53

(CL&CS)- Đổi mới sáng tạo không chỉ giúp tổ chức thích nghi với thị trường mà còn tạo ra sự bứt phá, mở ra những cơ hội phát triển bền vững.