Thứ ba, 19/04/2022, 10:42 AM

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(CL&CS) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thông báo nêu rõ, quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng trong hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia, được Bộ Công Thương tổ chức lập theo nhiệm vụ lập quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1264/QĐ-TTg ngày 1/10/2019. Đây là quy hoạch ngành quốc gia được các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm và có nhiều kiến nghị, đóng góp trong quá trình Bộ Công Thương tổ chức lập, cũng như giai đoạn hoàn thiện quy hoạch theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050

Hội nghị thống nhất cơ bản về dự kiến quy hoạch tổng công suất nguồn điện hệ thống điện quốc gia đến năm 2030 vào khoảng 146.000 MW với cơ cấu các loại nguồn điện như báo cáo của Bộ Công Thương. Quy mô này đáp ứng đầy đủ nhu cầu công suất phụ tải điện cực đại dự báo đến năm 2030 vào khoảng 93.300 MW, có mức độ dự phòng nguồn điện hợp lý trong hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền. Kết quả này thể hiện rõ sự hợp lý hơn, ưu việt hơn so với phương án Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3 năm 2021, trong đó, dự kiến tổng công suất nguồn điện giảm khoảng 35.000 MW, khối lượng đường dây 500, 220kV giảm khoảng 2.000 km; qua đó giảm nhu cầu vốn đầu tư vào ngành điện trong giai đoạn 2021-2030.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Về dài hạn đến năm 2045, Hội nghị thống nhất cơ bản quyết tâm chung thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam tại Hội nghị COP26, đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050; ngành điện sẽ tập trung thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch, giảm thiểu các nguồn điện phát thải CO2 và dự kiến tổng quy mô công suất nguồn điện khoảng 400.000 MW.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các địa phương tại Hội nghị để hoàn thiện Quy hoạch điện VIII, đồng thời, khẩn trương hoàn tất các thủ tục thẩm định và trình duyệt.

Hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch điện VIII

Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ Công Thương phải tiếp tục rà soát, thực hiện đầy đủ các kết luận chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 31/3/2022 của Văn phòng Chính phủ, trong đó cần làm rõ các tiêu chí xác định các dự án quan trọng, ưu tiên từng thời kỳ để bố trí không gian phát triển các vùng, miền, địa phương, bảo đảm minh bạch, hiệu quả.

Đồng thời, rà soát đồng bộ quy hoạch nguồn và lưới điện truyền tải; xác định danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên phát triển từng thời kỳ, nhất là giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 theo đúng các tiêu chí đề ra trong quy hoạch; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện các nhiệm vụ, giải pháp điều hành quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia cụ thể của một số địa phương về các tồn tại, vướng mắc, bất hợp lý về đầu tư phát triển điện lực thời gian qua để chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách có liên quan, bảo đảm phát triển ngành điện bền vững, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả; kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch điện VIII theo quy định và triển khai thủ tục để họp Hội đồng thẩm định trước ngày 25/4/2022.

Hoàng Hiệp

Bình luận

Nổi bật

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS) - Việc hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục theo ISO 22301 cho doanh nghiệp là thật sự cần thiết và phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hiện nay.

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.