Thứ ba, 24/08/2021, 22:36 PM

Công ty Điện lực Thái Bình: “Lập lờ” thông tin gây khó cho đơn vị mua hồ sơ tham giá đấu giá?

(CL&CS) - Mới đây, tòa soạn Chất lượng và cuộc sống nhận được phản ánh một số đơn vị tổ chức bán đấu giá tài sản tại Công ty điện lực Thái Bình, cụ thể là Công ty Đấu giá hợp danh tài sản Đông Đô đã “lập lờ” thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn để gây khó cho đơn vị mua hồ sơ tham giá đấu giá. Điều này khiến dư luận hoài nghi về những bất cập trong việc thực hiện các dự án có đảm bảo được chất lượng tại chủ sở hữu và đơn vị tổ chức bán đấu giá?.

Theo tìm hiểu của PV, Công ty đấu giá hợp danh tài sản Đông Đô (Công ty Đông Đô) được lựa chọn là đơn vị bán đấu giá tài sản của Công ty điện lực Thái Bình (Chi nhánh Tổng Công ty điện lực Miền Bắc) với tài sản là “vật tư, thiết bị, tài sản thu hồi đề nghị thanh lý quý II năm 2021 của Công ty điện lực Thái Bình”, được định giá khởi điểm là 3,340 tỷ đồng.

L

Trụ sở Công ty điện lực Thái Bình

Việc bán đấu giá tài sản này được thông báo công khai vào ngày 2/8/2021 và ngày 5/8/2021 của Công ty đấu giá hợp danh tài sản Đông Đô trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản với các thông tin: Thời gian bắt đầu đăng ký tham gia đấu giá vào 8h ngày 31/7/2021; thời gian kết thúc đăng ký tham gia đấu giá vào 17h ngày 10/8/2021; thời gian bắt đầu nộp tiền đặt trước vào 8h ngày 10/8/2021; thời gian kết thúc nộp tiền đặt trước vào 17h ngày 12/8/2021; thời gian tổ chức cuộc đấu giá vào 10h ngày 13/8/2021 tại số 2A ngõ 39 Tú Mỡ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Theo phản ánh của một số đơn vị có nguyện vọng tham gia vụ đấu giá trên cho biết, khi đại diện doanh nghiệp đến mua hồ sơ tại trụ sở Công ty Đông Đô tại số 2A ngõ 39 Tú Mỡ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội thì đều bị nhân viên của công ty này gây khó và nhất quyết không bán hồ sơ.

Một số doanh nghiệp đến mua hồ sơ đã bất lực ra về do không tiếp cận được với đơn vị bán hồ sơ. Trường hợp khách hàng kiên trì đầu tư để mong muốn mua được hồ sơ thì đã may mắn vào được văn phòng Công ty Đông Đô, thì được nhân viên công ty này đưa ra đủ các lý do không đúng quy định để từ chối việc bán hồ sơ.

Mặc dù khi đến văn phòng Công ty Đông Đô mua hồ sơ, một số doanh nghiệp đã mang đầy đủ giấy tờ của công ty có liên quan theo quy định và yêu cầu trong hồ sơ đã được nhân viên của Công ty Đông Đô đối chiếu và xác nhận đầy đủ. Tuy nhiên, đại diện Công ty Đông Đô bất ngờ yêu cầu khách hàng đăng ký tham gia đấu giá phải có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, có chức năng xử lý đối với các mã CTNH bao gồm: 160107, 190603, 190201.

Tất cả nội dung yêu cầu này không được thông báo bằng văn bản, mà chỉ được yêu cầu bằng miệng từ nhân viên của công ty này. Từ yêu cầu trên, đại diện Công ty Đông Đô đã thẳng thắn từ chối bán bán hồ sơ cho doanh nghiệp mà không giải thích gì thêm.

Cũng theo nguồn tin mà PV tìm hiểu, do không thể thuyết phục được Công ty Đông Đô tạo điều kiện bán hồ sơ nên một số đơn vị phản hồi đến cơ quan chủ tài sản là Công ty điện lực Thái Bình, cụ thể là đến ông Hà Trung Kiên – Phó Giám đốc Công ty điện lực Thái Bình để phản ánh trực tiếp về vụ việc.

Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Hà Trung Kiên cho biết, vụ việc này do Trưởng phòng kế toán của Công ty điện lực Thái Bình phụ trách, nên có gì trao đổi trực tiếp với người này sẽ được giải đáp tất cả những kiến nghị, thắc mắc. Tuy nhiên khi doanh nghiệp liên lạc theo số mày được cung cấp thì không thể liên hệ được với vị Trưởng phòng kế toàn này?

Để có sự đa chiều thông tin, PV Chất lượng và cuộc sống đã liên hệ với ông Hà Trung Kiên – Phó Giám đốc Công ty điện lực Thái Bình. Tuy nhiên, ông Kiên từ chối phát ngôn về sự việc và đề nghị PV liên lạc qua SĐT của bộ phận văn phòng để được giải đáp?.

Liên quan đến nội dung trên, hiện nay một số doanh nghiệp đã gửi đơn tố cáo Công ty điện lực Thái Bình và Công ty Đông Đô đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền của tỉnh Thái Bình để điều tra làm sáng tỏ sự việc. 

Dư luận đặt ra hoài nghi, có hay không việc chủ sở hữu tài sản đã "thông đồng", thực hiện "nhóm lợi ích" với đơn vị tổ chức bán đấu giá, để biến vụ đấu giá trên trở thành cuộc đấu giá “nội bộ” để thao túng, ghìm giá đối với số tài sản đấu giá trên để đơn vị trúng đấu giá hưởng lợi, làm thất thu nguồn ngân sách nhà nước?.

Kính đề nghị các cơ quan chức năng liên quan cùng vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho người dân và tạo niềm tin các doanh nghiệp chính trực hoạt động theo nguyện vọng. 

PV sẽ tiếp tục tới bạn đọc ở bài viết tiếp theo.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:29

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ mục tiêu phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:51

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ quyết liệt sửa đổi toàn diện Luật KH&CN 2013 với nhiều điểm mới, đột phá, trở thành hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.

Gia tăng giá trị chuỗi cung ứng quang điện tại Việt Nam

Gia tăng giá trị chuỗi cung ứng quang điện tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 08:33

( CL&CS) - Trong khuôn khổ dự án ODA của Chính phủ Đức dành cho Việt Nam về “Thúc đẩy các dịch vụ bảo đảm chất lượng vì năng lượng bền vững”, đoàn chuyên gia Viện Đo lường Đức (PTB) và điều phối viên Dự án đã có chuyến công tác tới thăm và làm việc với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (từ ngày 5 – 12/4/2024) tại Hà Nội.