Thứ năm, 17/10/2024, 10:24 AM

Phát triển khoa học công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(CL&CS) - Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị giao ban KHCN vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX năm 2024.

Thông qua việc triển khai các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia, nhiều tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm theo hướng chuỗi giá trị, qua đó giúp nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, có lợi thế của địa phương; hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; giải quyết các vấn đề cấp thiết của địa phương như: Phát triển giống cây trồng, vật nuôi với thích ứng với với biến đổi khí hậu, các vấn đề về địa chất, thổ nhưỡng, chống sạt lở, bảo vệ môi trường…

chup anh luu niem

Hội nghị giao ban KHCN vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2024

Bên cạnh đó, từ năm 2022 đến nay, các địa phương trong vùng trung du và miền núi phía Bắc đã triển khai mở mới 494 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh. Trong đó, lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 42,7%.

Sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong nội vùng và ngoại vùng để cùng giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ KHCN quy mô lớn, có tính liên ngành, liên vùng; phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, đặc trưng của vùng hướng tới sản phẩm mang thương hiệu quốc gia còn rất hạn chế.

Từ thực tế địa phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Trịnh Trường Huy bày tỏ mong muốn tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng; đẩy mạnh ứng dụng KHCN, đổi mới sáng tạo để phát huy tiềm năng, thế mạnh, từng bước thu hẹp trình độ phát triển và mức sống người dân của Cao Bằng với các tỉnh trong khu vực.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được, KHCN và đổi mới sáng tạo của vùng nói chung và các địa phương nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế, nhiều việc phải làm và cần làm quyết liệt, thực chất hơn nữa.

Thứ trưởng Hoàng Minh đề nghị các Sở KH&CN trong vùng cần tiếp tục tham mưu cấp thẩm quyền ưu tiên bố trí kinh phí, tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực KHCN địa phương, tăng cường đầu tư tiềm lực, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho KHCN.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KHCN tại địa phương để đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; huy động tối đa nguồn lực của xã hội cho phát triển KHCN.

Đồng thời chú trọng việc đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ có tính liên tỉnh, liên vùng để giải quyết các vấn đề cấp thiết, phát sinh liên tỉnh, liên vùng nhằm tạo động lực, giải pháp phát triển toàn vùng. Xác định rõ những công nghệ trọng điểm, công nghệ cao cần ưu tiên đầu tư phát triển, phù hợp với điều kiện và phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương và của vùng.

Cát Tường

Bình luận

Nổi bật

Thực hiện theo Nghị quyết 57: Phú Yên tạo đột phá cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thực hiện theo Nghị quyết 57: Phú Yên tạo đột phá cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:23

(CL&CS) - UBND tỉnh Phú Yên đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) và chuyển đổi số từng bước trở thành yếu tố dẫn dắt trong phát triển KT-XH, thể hiện rõ nét sự đóng góp của KHCN&ĐMST và chuyển đổi số vào GRDP của tỉnh.

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:01

(CL&CS) - Mục tiêu của Việt Nam không chỉ là phát triển công nghệ mà còn là làm chủ và ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới trong các lĩnh vực chiến lược, từ đó tạo sự bứt phá về kinh tế, cải cách toàn diện các ngành nghề và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đổi mới sáng tạo: Chìa khóa dẫn tới thành công bền vững

Đổi mới sáng tạo: Chìa khóa dẫn tới thành công bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 20/03/2025, 15:53

(CL&CS)- Đổi mới sáng tạo không chỉ giúp tổ chức thích nghi với thị trường mà còn tạo ra sự bứt phá, mở ra những cơ hội phát triển bền vững.