Nuôi loài được ví như “vàng trắng” sống tĩnh lặng, chị nông dân ở Thanh Hóa đạt doanh thu 150 tỷ đồng/năm
(CL&CS) - Với kỹ thuật đơn giản, chu kỳ nuôi ngắn, không đòi hỏi đầu tư nhiều, nuôi ngao hiện đang được xem như một nghề giàu tiềm năng kinh tế đối với bà con nông dân, cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ngao hay nghêu là tên gọi dùng để chỉ các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (nhuyễn thể), chuyên sống ở vùng nước ven biển có độ mặn cao, nhiều đất cát sỏi, phân bố khá phổ biến ở vùng biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng có thân hình tròn, màu trắng hoặc vàng nhạt.
Ngao thịt cho giá trị kinh tế cao.
Ngao sống hoàn toàn bằng nguồn thức ăn tự nhiên, chủ yếu là phù du, tảo biển. Kỹ thuật nuôi ngao không phức tạp, chu kỳ nuôi ngắn, đầu tư ít lại có giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, nuôi ngao còn là biện pháp tích cực bảo vệ nguồn lợi này và làm sạch môi trường đáy vùng triều. Sau thời gian từ 12 - 18 tháng nuôi, ngao đạt cỡ 50 - 70 con/kg là tiến hành thu hoạch. Ngao thịt là món ăn khá phổ biến với giá trị dinh dưỡng cao và mùi vị hấp dẫn.
Ngao được thương lái thu mua bán cho các đại lý đầu mối, các chợ dân sinh và phần lớn nhập cho các nhà máy chế biến thủy hải sản sơ chế để xuất khẩu. Hiện nay, nhu cầu thị trường ngày càng cao, giá ngao giống khoảng 18.000 đồng/1kg, ngao thương phẩm từ 10.000 - 25.000 đồng/1kg.
Nghề nuôi ngao đã và đang giải quyết công việc cho hàng nghìn lao động, giúp đời sống người dân ngày càng ổn định.
Chị Nguyễn Thị Biên (xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được biết đến là nữ tỷ phú nuôi ngao với diện tích hơn 50ha sau gần 20 năm gắn bó với nghề.
Chị Biên gắn bó với nghề nuôi ngao đã 20 năm nay.
Chị Biên sinh ra và lớn lên ở vùng ven biển, gắn bó với công việc cào ngao mưu sinh từ nhỏ. Năm 2000, chị Biên tình cờ nhận thấy công việc đi cào ngao ở quê mang ra chợ bán không hiệu quả, chị đã quyết định chuyển hướng thu mua ngao của bà con trong xã để bán lại.
Càng về sau, nhận thấy nguồn ngao tự nhiên ngày càng ít, năm 2006, chị Biên tìm hiểu và vào miền Nam mua ngao giống về nuôi với diện tích khoảng 2ha đồng thời bán cho người dân nuôi ngoài biển.
Vừa bán ngao giống vừa thu mua ngao thịt, kinh tế gia đình chị dần ổn định và khấm khá. Từ hơn 2ha bãi nuôi ngao ban đầu, sau gần 20 năm, người phụ nữ này mở rộng đầu tư thuê và mua lại các bãi nuôi ngao ở nhiều tỉnh, thành để nuôi. Hiện tại, chị Biên có hơn 50ha bãi nuôi ngao thương phẩm và ngao giống.
Mỗi năm cơ sở nuôi ngao cung cấp giống nuôi cho diện tích trên 1.000ha; sản lượng nuôi trồng và thu mua trên 100.000 tấn ngao thương phẩm. Giá ngao trung bình tại bãi khoảng 12.000 đồng/kg, mỗi năm chị Biên thu về từ vài chục đến cả trăm tỷ đồng.
Điển hình như năm 2023, doanh thu từ ngao của chị Biên đạt 150 tỷ đồng, được xác lập kỷ lục nông dân có doanh thu lớn nhất Việt Nam.
Cũng có kinh nghiệm nuôi ngao gần 20 năm, chị Vũ Thị Thắm (xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã làm giàu thành công ngay tại quê hương. Gia đình chị vốn là nông dân chân chính với các nghề chăn nuôi và trồng trọt. Khoảng đầu năm 2006, chị Thắm quyết định chuyển hướng sang nuôi ngao và khai thác thủy, hải sản biển khơi.
Chị Thắm cùng bà con phát triển nghề nuôi ngao ở địa phương.
Sau quá trình tập trung mọi nguồn vốn để làm ăn, hiện tại, nhà chị Thắm có 3ha nuôi ngao. Ngao tự ăn phù du trên bãi, người nuôi không phải mất chi phí thức ăn nên nếu thuận lợi thì khi thu hoạch lãi gấp 3 lần so với vốn bỏ ra.
Chị Thắm cũng chia sẻ thêm, có thời điểm nuôi ngao trúng đậm, người dân ví ngao như “vàng trắng” nhưng có những lúc thất thu, mất mùa, người nuôi ngao mất hết cả vốn lẫn lãi. Thời gian gần đây thị trường tiêu thụ cũng tốt, thương lái mua ngao giá ổn định nên cũng hạn chế một phần rủi ro.
Kinh tế gia đình chị Thắm khấm khá hơn cũng nhờ nuôi ngao. Thông thường, mỗi lần vào giống nhà chị sẽ thả khoảng 7 triệu con giống/ha, sau 16 - 30 tháng sẽ cho thu hoạch 70 - 80 tấn. Những năm gần đây, giá ngao trung bình 10.000 - 12.000 đồng/kg khi đổ buôn cho thương lái, trừ chi phí, 1ha cho lãi khoảng 300 - 400 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, chị Lê Phương (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) hiện cùng sở hữu hơn 4ha nuôi ngao tại quê nhà. Gia đình chị Phương cũng gắn bó với nghề cào ngao thuê nhiều năm, sau đó chuyển sang nuôi và cung cấp cả ngao giống lẫn ngao thương phẩm.
Bãi nuôi ngao của nhà chị Phương cho thu hoạch cao.
Trên diện tích hơn 4ha nuôi ngao, chị Phương chia thành nhiều vùng nuôi gối vụ. Cách nhau vài tháng thì xuống giống 1 lần. Do đó, ngao thu hoạch rải quanh năm, cao điểm nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Thời điểm đầu năm, mưa trái mùa khá nhiều kèm theo đó là những đợt sương muối kéo dài nên ngao bị hỏng, sau đó, chị phải mất thời gian khắc phục và đầu tư chi phí tái nuôi.
Hiện tại, giá ngao tại bãi của chị Phương dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, tiêu thụ khá dễ nên chị rất phấn khởi. Hàng năm ngao cho năng suất khá, mỗi ha khoảng 6,5 - 7 tấn, giá bán ổn định nên gia đình chị có thu nhập khá, lãi ròng khoảng 500 - 600 triệu đồng/ha sau 18 tháng thả giống.
Chị Phương cũng như nhiều hộ nông dân khác khi thành công với nghề nuôi ngao cũng giúp bà con nông dân tại địa phương có thêm thu nhập, truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn người dân lựa chọn con giống, các biện pháp kỹ thuật, xử lý tốt ao đầm, bãi triều để nuôi ngao.
Theo Tri thức và Cuộc sống
- ▪Giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng khoai mì
- ▪Nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn, cho năng suất cao, chất lượng tốt
- ▪Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học
- ▪Giải pháp nuôi tôm công nghệ GROFARM PRO giúp tăng năng suất, giảm chi phí
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12
(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.