Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học
(CL&CS)- Để đạt năng suất cao trong chăn nuôi thì khâu quan trọng là chọn con giống chất lượng, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với chăn nuôi an toàn sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu để mở rộng phát triển giống trong dân.
Phát triển chăn nuôi theo an toàn sinh học là một trong những chủ trương, định hướng chung của Nhà nước về chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phù hợp với mục tiêu “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045” tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2023 tổng đàn 30,3 triệu con lợn; 8,6 triệu con trâu, bò; 558,6 triệu con gia cầm, ngành chăn nuôi đã tạo ra một lượng lớn sản phẩm thịt, trứng, sữa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu (năm 2023, xuất khẩu sản phẩm động vật trên cạn của Việt Nam đạt trên 515 triệu đô la Mỹ).
Tại Cà Mau, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng đàn heo xuất chuồng ước đạt 117.142 con, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 51% so với kế hoạch năm 2024; tổng đàn gia cầm xuất chuồng ước đạt 3.461.860 con, tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 55,4% so với kế hoạch năm 2024.

Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau thông tin, để đạt năng suất cao trong chăn nuôi thì khâu quan trọng là chọn con giống chất lượng, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với chăn nuôi an toàn sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu để mở rộng phát triển giống trong dân.
Cùng đó là thực hiện quản lý giống gia cầm theo mô hình tháp; đẩy mạnh áp dụng các quy trình chọn tạo giống, sử dụng công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sinh thái, từng phương thức chăn nuôi và phân khúc thị trường; đồng nhất về sản phẩm chăn nuôi.
Tỉnh khuyến khích các trang trại, nông hộ phát triển đàn gia cầm bố mẹ đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng giống và không sử dụng gia cầm thương phẩm để làm giống bố mẹ. Đồng thời, địa phương quan tâm đến việc hỗ trợ giống gà, vịt hậu bị cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống; tổ chức, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống.
Tăng cường ứng dụng các quy trình, tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ mới vào trong sản xuất chăn nuôi, thú y; đẩy mạnh ứng dụng các giống heo và gia cầm chất lượng cao vào sản xuất để phát triển con giống có năng suất, chất lượng cao đảm bảo đủ nguồn cung cho nhu cầu sản xuất chăn nuôi.
Tăng cường hỗ trợ ứng dụng, phát triển và nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAP, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm năng lượng, liên kết và tiêu thụ sản phẩm,…
Từ thực tế trên, UBND tỉnh Cà Mau định hướng đến năm 2030 nhu cầu nguồn giống gia cầm (gà, vịt) cung ứng phục vụ cho hoạt động sản xuất chăn nuôi với số lượng đạt gần 9,5 triệu con.
Trung Kiên
- ▪Giảm nghèo hiệu quả từ mô hình hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản
- ▪Dự thảo quy định về lưu thông phụ gia thức ăn chăn nuôi
- ▪Bàn giải pháp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, chú trọng tăng năng suất, chất lượng
- ▪Đẩy mạnh kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp tăng chất lượng, giá trị sản phẩm
Bình luận
Nổi bật
ISO 50001 trở thành chìa khóa vàng nâng cao hiệu quả năng lượng và năng suất doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 10:35
(CL&CS) - ISO 50001 – Hệ thống quản lý năng lượng – không chỉ là một công cụ tiết kiệm chi phí, mà còn là nền tảng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chuẩn hóa quy trình vận hành và nâng tầm chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, bài bản, bền vững.
Áp dụng các tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 07:58
(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất và chế biến sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và là thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.
Công cụ BSC nâng tầm vị thế, tăng năng suất và chất lượng doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 11:34
(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đứng trước yêu cầu không chỉ nâng cao năng suất mà còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ để khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế. Balanced Scorecard (BSC) – Thẻ điểm cân bằng đã trở thành công cụ đắc lực giúp nhiều doanh nghiệp đạt được những mục tiêu này một cách hiệu quả và bền vững.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.