Nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế mở rộng hoạt động sang Việt Nam
(CL&CS) - Đó là thông tin được ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ tại buổi họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2024 (VIATT 2024) ngày 23/2.
Theo ông Lê Hoàng Tài, năm 2023, sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch toàn ngành giảm hơn 9% so với năm 2022, đạt 40,324 tỉ USD. Năm 2024, dự báo các doanh nghiệp ngành dệt may tiếp tục đối diện nhiều thách thức về đơn hàng giảm, dù có triển vọng tăng trưởng xuất khẩu trở lại nhưng rủi ro về chuỗi cung ứng, xu hướng chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, xanh hóa… vẫn còn tiếp diễn.
Tuy nhiên, với triển vọng phục hồi kinh tế thế giới cũng như dự báo tình hình kinh tế Việt Nam, ngành dệt may đưa ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2024 đạt 44 tỉ USD, tăng 9,2% so với năm 2023.
Đặc biệt, Phó Cục trưởng Lê Hoàng Tài còn cho biết, nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế đã và đang mở rộng hoạt động sang Việt Nam, thúc đẩy ngành công nghiệp nội địa vốn đã phát triển mạnh mẽ. Điều này cho thấy Việt Nam có thế mạnh nhất định trong lĩnh vực dệt may. Hơn nữa, việc là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như RCEP, CPTPP, EVFTA… tiếp tục là những nền tảng tích cực cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới.
Với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển toàn diện của chuỗi giá trị dệt may tại Việt Nam, từ ngày 28/2 đến 1/3 tới, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp cùng Tập đoàn Messe Frankfurt tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2024 (VIATT 2024) tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TPHCM.
Theo đó, VIATT 2024 có quy mô trên 500 gian hàng trưng bày trên tổng diện tích 15.000 m2 của hơn 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại, VIATT 2024 là dịp tốt để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp uy tín, thúc đẩy mối quan hệ giao thương, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng dần tỷ lệ nội địa hoá, chủ động đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước, đáp ứng quy tắc xuất xứ đòi hỏi của các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Qua đó nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam phát triển theo xu hướng xanh và bền vững trên thế giới.
Theo Tạp chí Hải quan
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.