Ngành dệt may: Đơn đặt hàng dự kiến cải thiện từ quý 4/2023

(CL&CS) - Ngành dệt may của Việt Nam vẫn tiếp tục được xếp hạng cao hơn về chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và thời gian giao hàng. Đây là những yếu tố quan trọng đối với các nhà bán lẻ khi nền kinh tế phục hồi và nhu cầu gia tăng.

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tính tính theo tháng trong năm 2022 và 2023 (đơn vị tỷ: tỷ USD và %). Nguồn: SSI Research và Tổng cục Hải quan.

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tính tính theo tháng trong năm 2022 và 2023 (đơn vị tỷ: tỷ USD và %). Nguồn: SSI Research và Tổng cục Hải quan.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 40 tỷ USD, giảm 10% YoY

Trong tháng 7/2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước (YoY), so với mức giảm 17% YoY trong nửa đầu năm 2023. Tháng 7/2023, ghi nhận giá trị xuất khẩu theo tháng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Kim ngạch xuất khẩu của ngành trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2023 đạt 22,8 tỷ USD, giảm 15% YoY. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ (thị trường xuất khẩu lớn nhất đóng góp 39% tổng kim ngạch xuất khẩu) đạt 8,7 tỷ USD, giảm 24% YoY trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2023.

Xuất khẩu sang châu Âu và Nhật Bản lần lượt đạt 2,7 tỷ USD, giảm 10% YoY và 2,2 tỷ USD, tăng 4% YoY. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước năm 2023 sẽ đạt khoảng 40 tỷ USD trong năm 2023, giảm 10% YoY.

Do nền kinh tế toàn cầu suy thoái, áp lực lạm phát và mức tồn kho cao trong nửa đầu năm 2022, các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn khác đã ghi nhận mức xuất khẩu giảm hơn 20% YoY trong nửa đầu năm 2023. Cụ thể, Trung Quốc ghi nhận mức giảm 7,3% YoY. Bangladesh là quốc gia duy nhất ghi nhận mức tăng 4% YoY trong nửa đầu năm 2023.

Theo khảo sát của các nhà bán lẻ lớn, mặc dù Việt Nam được đánh giá cao hơn Bangladesh về chất lượng và năng lực sản xuất, nhưng Bangladesh có lợi thế về chi phí, thuế và các khoản trợ cấp của Chính phủ, từ hải quan đến trợ cấp lãi suất.

Bangladesh nằm trong số 45 quốc gia đang phát triển hiện được miễn thuế vào châu Âu. Trong khi Việt Nam được hưởng lợi từ EVFTA, quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt đối với vải trở đi (các sản phẩm may mặc xuất khẩu phải được sản xuất từ vải sản xuất tại Việt Nam) là một trở ngại cho ngành, cụ thể là 70% vải được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, chi phí là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi các nhà bán lẻ lựa chọn nhà sản xuất. Mức lương tối thiểu ở Bangladesh hiện là 75 USD/tháng, trong khi mức lương tối thiểu ở Việt Nam và Trung Quốc lần lượt là 199 USD/tháng và 300 USD/tháng.

Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) lưu ý rằng trong năm 2022, tỷ giá USD/BDT giảm 17% so với tỷ giá USD/VND giảm 3,5%. Theo đó, xuất khẩu của Bangladesh trở nên cạnh tranh hơn so với Việt.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục được xếp hạng cao hơn về chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và thời gian giao hàng, đây là những yếu tố quan trọng đối với các nhà bán lẻ khi nền kinh tế phục hồi và nhu cầu gia tăng.

Trong quý 2/2023, hầu hết các công ty niêm yết trong ngành đều ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng giảm đáng kể, với biên lợi nhuận thu hẹp so với năm trước. CTCP Đầu tư và Thương mại TNG và CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) ghi nhận mức biên lợi nhuận gộp giảm lần lượt là 0,380 và 0,320 điểm phần trăm, đồng thời lợi nhuận ròng giảm 37% và 96% YoY. CTCP May Sông Hồng (MSH) khả quan hơn một chút với biên lợi nhuận gộp giảm 0,230 điểm phần trăm và lợi nhuận ròng giảm 2% YoY.

Lượng hàng quần áo tồn kho tại Mỹ (triệu USD). Nguồn: SSI Research, FRED.

Lượng hàng quần áo tồn kho tại Mỹ (triệu USD). Nguồn: SSI Research, FRED.

Triển vọng

Trong khi các đơn đặt hàng dự kiến sẽ phục hồi trong quý 4/2023, Vinatex cho rằng sự phục hồi sẽ chậm do chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu cần có thời gian để phục hồi.

Do đó, SSI Research ước tính giá bán bình quân sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp (thấp hơn khoảng 20% so với mức bình quân trong nửa đầu năm 2022) và chỉ cải thiện nhẹ so với cùng kỳ đối với đơn hàng FOB.

Biên lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất sẽ tiếp tục được thu hẹp mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào đang dần cải thiện; biên lợi nhuận gộp sẽ khó quay trở lại mức đỉnh trong năm 2019.

Hơn nữa, Vinatex dự kiến xu hướng đơn đặt hàng với khối lượng nhỏ hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn như: thời gian giao hàng trước đây lên tới 2 tháng và bây giờ có thể rút ngắn xuống còn 3-4 tuần sẽ kéo dài đến năm 2024.

Trong nửa cuối năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước kỳ vọng các đơn đặt hàng trong quý 3/2023 sẽ vẫn tương đương mức quý 2/2023 và sau đợt giảm giá mạnh trong các kỳ nghỉ lễ của quý 4/2023, triển vọng doanh thu sẽ được cải thiện.

Hầu hết các công ty đều đã ghi mức nền kết quả kinh doanh thấp trong quý 4/2022, do đó, SSI Research cho rằng, các doanh nghiệp sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận dương ngay từ quý 4/2023.

Thống kê trong quá khứ, khi lượng hàng tồn kho quần áo ở Mỹ đạt đỉnh điểm vào tháng 1/2007, thị trường phải mất hai năm để hấp thụ với lượng hàng tồn kho sau đó mới phục hồi trở lại vào tháng 12/2009.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.