Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Hỗ trợ đào tạo kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho địa phương
(CL&CS) - Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị khoa học công nghệ và triển khai các dịch vụ xã hội như: chẩn đoán xét nghiệm, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, xử lý môi trường…
Vừa qua, Tại Hội nghị “Hợp tác phát triển nông nghiệp tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và Thạch Thất (Hà Nội) giai đoạn 2024 – 2025”, đại diện lãnh đạo các huyện đề xuất, Học viện Nông nghiệp Việt Nam hỗ trợ địa phương nhiều chương trình, hoạt động; trong đó có triển khai các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho nông dân, cán bộ quản lý hợp tác xã và doanh nghiệp trong việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ quản lý sản xuất.

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các địa phương cũng kiến nghị Học viện hỗ trợ các mô hình chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp, hướng tới phát triển bền vững và tạo sinh kế cho nông dân. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, các biện pháp xử lý môi trường trong làng nghề, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, xây dựng và phát triển một số mô hình kinh tế, cây dược liệu…
GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, thời gian tới sẽ tập trung vào một số công việc như: Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ, bảo quản, chế biến, xây dựng chuỗi giá trị;
Mặt khác, phối hợp xây dựng thí điểm các mô hình nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ gắn với bảo vệ môi trường, hướng đến sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái, tuần hoàn và bền vững.
Học viện phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị khoa học công nghệ và triển khai các dịch vụ xã hội như: chẩn đoán xét nghiệm, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, xử lý môi trường… Đồng thời, phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện các dự án, chương trình hợp tác trong nước và quốc tế phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các huyện.
Thiện Phúc
- ▪Người giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục lâu nhất lịch sử Việt Nam: Gần 30 năm đứng đầu ngành giáo dục, được đích thân Bác Hồ dặn dò 'phải chia bớt chữ cho nhân dân'
- ▪Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: Nâng cao chất lượng giáo dục STEM, góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- ▪Tỉnh rộng nhất Việt Nam trở thành nơi đầu tư lý tưởng của nhà sáng lập Ecopark: Mở ra trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất cho địa phương
- ▪Đồng Nai: Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dành đến 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục
sự kiện🞄Thứ ba, 01/04/2025, 14:21
(CL&CS) - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam cam kết dành đến 20% tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...
Ngành học không sợ thất nghiệp, vô cùng thiết thực trong đời sống, ra trường 'hái ra tiền' với thu nhập hậu hĩnh
sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 19:19
(CL&CS) - Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống, được nhiều sinh viên đam mê kỹ thuật ưu tiên lựa chọn trong các mùa tuyển sinh gần đây.
Cải tiến tuyển sinh đầu cấp: Bước tiến quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông
sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 08:16
(CL&CS) - Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành với nhiều điều chỉnh quan trọng trong tuyển sinh đầu cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ để đơn giản hóa quy trình tuyển sinh. Sau hơn một tháng triển khai, Thông tư đã bước đầu phát huy hiệu quả, giúp các địa phương chủ động hơn trong công tác tuyển sinh và nhận được phản hồi tích cực từ xã hội.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.