Doanh thu ngành thực phẩm, đồ uống tăng vượt bậc
(CL&CS) - Doanh thu thị trường ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, dự kiến đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, tăng 10,92% so với năm 2023.
Doanh thu cao nhờ tiêu thụ nội địa
Nhờ nguồn tiêu thụ nội địa tăng cao, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đạt doanh thu 7.387 tỷ đồng trong quý 2/2024, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này được đóng góp bởi ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và cà phê với mức tăng lần lượt là 20,7%, 17,6% và 16% so với cùng kỳ. Kết quả này có được nhờ vào các thương hiệu mạnh, tăng tốc chiến lược cao cấp hóa giúp có mức giá bán cao trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu thô thấp hơn ở ngành hàng thực phẩm tiện lợi.
Trong báo cáo tài chính quý 2/2024 được Công ty CP Sữa Việt Nam công bố mới đây, doanh thu trong quý 2 của doanh nghiệp này đạt cao với nguồn doanh thu chính đến từ kênh nội địa đạt 11.850 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ và là mức tăng cao nhất trong 3 quý gần nhất,… nhờ nhiều nỗ lực cải tiến sản phẩm, mở rộng kênh phân phối và marketing hiệu quả.
Theo AC Nielsen, ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) trong quý 2/24 tăng trưởng 1,8% so với cùng kỳ, cao hơn mức đi ngang trong quý 1/2024 và mức tăng 1,1% trong năm 2023. Trong đó, riêng với mặt hàng sữa ghi nhận xu hướng phục hồi khi mức giảm chỉ còn 1,8% trong quý 2/2024 so với mức giảm 2,8% trong quý 1/2024 và giảm 4% trong quý 4/2023. Đặc biệt, trong tháng 6/2024, theo báo cáo uy tín “Dấu chân thương hiệu” từ Kantar Worldpanel, Vinamilk là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam 2024, và Top 3 Nhà sản xuất FMCG được chọn mua nhiều nhất ở cả khu vực nông thôn và thành thị.
Đối với ngành thủy sản, bên cạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng tiêu thụ nội địa. Với nhiều giải pháp đưa hàng vào các nhà hàng, siêu thị trong nước, doanh thu tại thị trường Việt Nam của các công ty thủy sản tăng đáng kể. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 47%, đạt 329 tỷ đồng; trong 6 tháng bán thử nghiệm, Bách Hóa Xanh đã tiêu thụ khoảng 1.300 tấn tôm của Công CP tập đoàn Minh Phú. Mục tiêu trong năm 2024, Bách Hóa Xanh sẽ tiêu thụ khoảng 3.000 tấn tôm của Minh Phú.
Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, nhiều doanh nghiệp cũng chú trọng hơn trong việc đầu tư cho bao bì, mẫu mã cũng như chiến dịch truyền thông. Ông Peter Christou, Tổng giám đốc Kantar Vietnam cho rằng, có 2 yếu tố chính giúp Vinamilk duy trì thứ hạng cao trong giỏ hàng của người tiêu dùng 2024. Đầu tiên là chiến lược tái định vị, giúp phát huy những giá trị di sản của thương hiệu theo cách hấp dẫn hơn với thế hệ người tiêu dùng trẻ. Nhưng quan trọng hơn, theo đại diện Kantar, chính nét tính cách không ngừng đổi mới – sáng tạo là chìa khóa giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. “Tôi muốn nhấn mạnh về sự đổi mới. Vinamilk liên tục tung ra thị trường những sản phẩm mới phục vụ mọi đối tượng người tiêu dùng và mọi nhu cầu, hay gợi ý cho họ nhiều cách sử dụng sản phẩm khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn. Việc thu hút họ dùng thử sản phẩm của bạn đã khó, việc giữ họ quay lại để mua sản phẩm lần thứ 2, thứ 3 càng khó hơn nhiều”, ông Peter chia sẻ thêm.
Tiếp tục bứt tốc
Theo báo cáo mới nhất về ngành thực phẩm, đồ uống của Kirin Capital, Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận trong lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt trong chế biến thực phẩm. Kinh doanh thực phẩm, đồ uống được xem là một trong những ngành có tốc độ chuyển đổi số rất nhanh tại Việt Nam.
Đầu tiên có thể kể đến hầu hết các cơ sở kinh doanh hiện nay đều đã thay đổi phương thức bán hàng, chuyển từ kinh doanh offline, chỉ bán hàng tại chỗ, sang kinh doanh online và tích hợp đa kênh. Tiếp đến, marketing online cũng là một xu hướng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên thị trường thực phẩm, đồ uống Việt Nam. Rõ nhất có thể nhìn vào các nhà hàng, quán cà phê, hoặc ngay cả những quán ăn bình dân cũng đầu tư lập fanpage, tạo website, thậm chí là thiết kế ứng dụng riêng để xây dựng hình ảnh thương hiệu và hệ thống tiện ích cho hoạt động kinh doanh của mình.
Phát biểu tại khai mạc triển lãm ngành thực phẩm, đồ uống vào cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, Việt Nam là quốc gia có lượng sản phẩm nông nghiệp và nguồn nguyên liệu dồi dào, rất thuận lợi cho việc cung ứng đầu vào cho hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm. Về khía cạnh thị trường, với quy mô dân số gần 100 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, gia tăng tầng lớp trung lưu và thu nhập cao, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tiềm năng nhất khu vực.
Theo đánh giá, mức tiêu thụ hàng năm của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam luôn chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trong thời gian tới. “Doanh thu thị trường ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, dự kiến đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng vào năm 2024, tăng 10,92% so với năm 2023. Sau khi hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, ngành thực phẩm đồ uống sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm, giai đoạn 2024 - 2029 đạt 10,26%”- Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh.
Theo Tạp chí Hải quan
- ▪Những loại đồ uống không ngọt nhưng lại làm tăng lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường nên chú ý
- ▪Giải pháp kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam
- ▪4 loại đồ uống nên dùng vào ngày trời rét để bảo vệ phổi, uống đến đâu phổi ấm đến đó
- ▪4 loại đồ uống giúp đốt cháy mỡ bụng cấp tốc chỉ trong một tuần
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.