Thứ sáu, 05/04/2024, 18:06 PM

Giải pháp kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam

(CL&CS)- Sáng 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam tổ chức hội thảo cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí về tác hại của đồ uống có đường và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Đi cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, các sản phẩm đồ uống có đường ngày càng phổ biến trên thị trường, mức tiêu thụ ngày càng gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt ở trẻ em và vị thành niên, trong đó có Việt Nam.

Việc sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em do làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong.

Đại diện WHO cũng thông tin, tại Việt Nam trong 10 năm qua, người dân đã uống nhiều đồ uống có đường hơn, trung bình 1 lít/tuần. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, khi tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Trên thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá bằng thuế. Tín hiệu giá - chi phí cao hơn – rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Tính đến năm 2023, thế giới đã có 110 quốc gia hiện đã áp dụng thuế TTĐB đối với các sản phẩm này”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

screenshot_1712292664

Bằng chứng, kinh nghiệm cho thấy, nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%, để chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối. Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai. Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên. Đặc biệt, cần sử dụng truyền thông đại chúng để làm tăng kiến thức về sức khỏe của mọi người, giúp nhận thức đúng đắn hơn về những gì họ đang uống để có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn về đồ uống. 

Nhấn mạnh vai trò của chính sách thuế đối với sức khỏe con người, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Thông tin và Truyền thông) Hồ Hồng Hải cho biết, ngày 29/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 155/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025, trong đó yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao sức khỏe, giảm hành vi gây nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Kế hoạch nhấn mạnh vai trò của một số chính sách thuế trong kiểm soát đồ uống có đường.

Ông Hải thông tin thêm, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và truyền thông đã có quyết định ban hành kế hoạch cung cấp thông tin báo chí về đồ uống có đường và vai trò kiểm soát chính sách thuế năm 2024. Việc sử dụng không hợp lý các sản phẩm này là nguyên nhân chính gây thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, tăng tỷ lệ đái tháo đường, tăng huyết áp, biến chứng bệnh tim mạch. Vì vậy, ông Hải cho biết, có 3 biện pháp giảm tiêu thụ lượng đồ uống có đường, bao gồm hạn chế quảng cáo với trẻ em, truyền thông sử dụng đồ uống có đường không hợp lý, và đặc biệt quan trọng nhất là áp thuế với đồ uống có đường.

Empty

Việt Nam nên xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO

Tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đều khẳng định, chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên mức thuế bao nhiêu sẽ có tác động hiệu quả? Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm của WHO cũng đưa ra khuyến cáo, Việt Nam nên xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO để giảm nguy cơ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Nên cân nhắc đánh thuế theo hàm lượng hoặc ngưỡng đường để khuyến khích sản phẩm giảm đường; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Vị bác sĩ này dẫn chứng, tại Mexico sau khi 2 năm áp dụng thuế đối với đồ uống có đường (khoảng 10%) đã làm tăng thu thuế thêm 2,6 tỷ USD trong giai đoạn 2014-2015. Đặc biệt, ước tính Mexico sẽ giảm được khoảng 2.45% tỷ lệ tiểu đường và giảm 89 000–136 000 ca tiểu đường/năm (so với trường hợp không áp thuế).

Empty

TS Nguyễn Thùy Duyên, Đại học Y tế công cộng

Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Thùy Duyên, Đại học Y tế công cộng, khẳng định thuế đồ uống có đường sẽ làm giảm mức tiêu thụ, từ đó làm giảm lượng đường tiêu thụ. Nhờ vậy, chính sách này có thể đem lại thay đổi tích cực trong tình hình thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Đưa ra các kịch bản tăng thuế, bà Duyên cho biết có nhiều phương pháp áp thuế, có thể đánh thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường, thuế tuyệt đối theo thể tích, thuế theo giá xuất xưởng, tuy nhiên, cần tính phương án khả thi để đạt hiệu quả cao trong việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường. Đồng thời, lượng hoá tác động đến việc thay đổi cân nặng, mức giảm dự kiến của tỷ lệ thừa cân, béo phì và đái tháo đường tuýp 2 nhưng không gây sốc với ngành công nghiệp giải khát.

Empty

PGS, TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia 

Bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm hạn chế tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh, đồ uống có đường gây hệ luỵ lên sức khoẻ người dân và trẻ em, PGS, TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đề xuất, cùng với áp dụng chính sách thuếTTĐB, cần xây dựng quy định về ghi nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì sản phẩm đóng gói sẵn, hạn chế quảng cáo đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em. "Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật bữa ăn học đường, các quy định về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực trong trường học, quy định về hoạt động của căng tin trong trường học để bảo đảm cung cấp thực phẩm, đồ uống có lợi cho sức khỏe của học sinh, sinh viên", bà Mai đề xuất.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu về y tế, dinh dưỡng, sức khỏe cộng đồng của Bộ Y tế, WHO, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trường Đại học Y tế công cộng cũng tập trung thảo luận về các chủ đề: Tác hại của đồ uống có đường, những lầm tưởng và sự thật về đồ uống có đường; mối quan hệ giữa tác hại của đồ uống có đường với bệnh thừa cân béo phì; thực trạng thừa cân, béo phì và gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam và trên thế giới; ước tính tác động của chính sách thuế đồ uống có đường tới giảm thiểu gánh nặng thừa cân béo phì ở Việt Nam; bằng chứng và kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường và khuyến nghị giải pháp kiểm soát cho Việt Nam, để tìm ra biện pháp phù hợp kiểm soát phù hợp.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Giải pháp kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ sáu, 05/04/2024, 18:06

(CL&CS)- Sáng 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam tổ chức hội thảo cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí về tác hại của đồ uống có đường và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Đồng Nai: Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, phát triển xanh

Đồng Nai: Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, phát triển xanh

sự kiện🞄Thứ năm, 04/04/2024, 10:54

(CL&CS) - Vừa qua, tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị chuyên đề "Xu hướng Net Zero của thế giới và định hướng phát triển xanh, bền vững tỉnh Đồng Nai".

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng

sự kiện🞄Thứ năm, 21/03/2024, 13:38

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.