Thứ hai, 02/10/2023, 17:07 PM

Doanh nghiệp tìm công nghệ để “nâng chất" cho nông sản xuất khẩu

(CL&CS) - Hiểu được tầm quan trọng của nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tìm giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, xuất khẩu nông sản.

16-7ef495ee0092d4cc8d832023092809580220230928164540

Phải đáp ứng được tiêu chuẩn ngày càng cao

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, xuất khẩu nông sản chịu nhiều ảnh hưởng khi sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực bị giảm sút. Tuy nhiên, nông sản vẫn là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD tới nhiều thị trường lớn trên thế giới, nên vẫn còn nhiều tín hiệu tích cực. Chẳng hạn như cà phê, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê giảm 5,4% về lượng nhưng tăng 3,1% về kim ngạch và tăng 8,9% về giá so với cùng kỳ năm 2022 khi đạt trên 1,2 triệu tấn, tương đương gần 2,96 tỷ USD, giá trung bình 2.463 USD/tấn.

Chia sẻ về nỗ lực của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu, bà Nguyễn Thị Hoài Trinh, Phó Giám đốc Công ty TNHH G20 Coffee Việt Nam (Đắk Lắk) cho biết, cùng với trồng cà phê, Công ty còn kết hợp trồng cả tiêu để xen canh, tận dụng quỹ đất và năng lực của người nông dân. Với những loại cây này, thay vì cách làm truyền thống, phụ thuộc nhiều vào thời tiết như trước kia, Công ty đã áp dụng công nghệ, kỹ thuật từ việc làm hoa đậu trái, đến phòng ngừa bệnh giúp cây khỏe, phát triển tốt. Đến khi sau thu hoạch, Công ty cũng sử dụng máy móc tiên tiến để thực hiện các quy trình bảo quản, chế biến, sử dụng mã vạch, mã QR để truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm đã đáp ứng được tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Tương tự, một doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu rau quả sấy khô chia sẻ, tiêu chuẩn của người tiêu dùng quốc tế ngày càng khắt khe nên doanh nghiệp không những phải tìm tòi cải tiến mẫu mã mà phải tăng cường ứng dụng công nghệ số trong các khâu sản xuất để làm ra sản phẩm chất lượng. Các sản phẩm của doanh nghiệp này được đóng gói theo dây chuyền hiện đại, mẫu mã bắt mắt, thông tin rõ ràng, có mã vạch để truy xuất nguồn gốc… Thậm chí, doanh nghiệp còn xây dựng dữ liệu hệ sinh thái khách hàng và thói quen sử dụng sản phẩm, nhu cầu của đối tác để đánh giá thị trường, hướng đến phục vụ khách hàng được tốt hơn.

Ngoài ra, nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp đã và đang triển khai hết sức hiệu quả. Chẳng hạn như các doanh nghiệp đã phát triển được công nghệ nuôi tôm hùm trong bể với hệ thống tuần hoàn bằng thức ăn công nghiệp; sử dụng hệ thống nhà màng, nhà kính, nhà lưới tích hợp nhiều công nghệ cao trong trồng trọt; ứng dụng BigData, IoT, AI trong việc quản lý và chăm sóc cây trồng, truy xuất nguồn gốc; ứng dụng kỹ thuật canh tác không dùng đất, tự động hóa và chế biến sâu sau thu hoạch…

Vì thế, hiện các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhất là tại những thị trường mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA). Theo ông Ywert Visser, Thành viên Tiểu ban thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam – EuroCham), nông sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu đã tăng lên đáng kể từ khi EVFTA có hiệu lực năm 2020.

“Sự thành công này được xác định là không chỉ thông qua số lượng sản phẩm đưa vào thị trường mà còn thông qua mức độ các sản phẩm này có thể đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu”, ông Ywert Visser nêu rõ.

Chưa có chính sách thực sự hấp dẫn

Theo các chuyên gia, các sản phẩm nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu vẫn còn nhiều vấn đề. Nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu xuất thô do thiếu công nghệ chế biến, bảo quản dẫn đến hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh nông sản chưa cao, chưa đảm bảo đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển, truy xuất nguồn gốc để đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, các yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là những xu hướng tất yếu tại hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Đại diện EuroCham cũng nêu, một trong những thách thức lớn nhất là tính chất quy mô nhỏ, manh mún của nông nghiệp Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho việc đầu tư vào kiểm soát chất lượng, tiếp cận thị trường và các lĩnh vực quan trọng khác. Một thách thức nữa là năng suất, chất lượng của một số nông sản Việt Nam còn thấp do thiếu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam cũng tương đối kém phát triển nên phạm vi sản phẩm có thể được xuất khẩu sang EU bị giới hạn.

Do đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào việc nuôi trồng, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu được các chuyên gia nhìn nhận là hết sức cần thiết nhưng cũng còn nhiều khó khăn. Ông Phạm Đức Nghiêm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học, công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay, một trong những nguyên nhân là cơ chế, chính sách khuyến khích chưa đáp ứng kịp thời, cụ thể, chưa có chính sách thực sự hấp dẫn để thu hút được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao công nghệ; chưa có chính sách hỗ trợ về đầu tư mạo hiểm; chính sách tín dụng chưa hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Trước những vấn đề nêu trên, các doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục rà soát bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách khuyến khích từ công nghệ, nhân lực đến tài chính; đồng thời phải xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của ngành nông nghiệp, tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ nông nghiệp với các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động nâng cao trình độ, năng lực để nhanh chóng tiếp nhận, vận hành các công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Khắc Hoàng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm quốc tế Hoàng Gia Việt: Doanh nghiệp phải chủ động đầu tư

1
 
 

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số cho sản xuất nông sản để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu ở thời điểm này rất thuận lợi vì đã có sẵn từ công nghệ, giải pháp đến cơ chế và chủ trương từ cơ quan quản lý. Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp có chịu ứng dụng hay không. Bởi cái khó trong ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo vào sản xuất nông sản xuất khẩu là yếu tố nhân sự và tư duy của chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp phải sẵn sàng đầu tư chi phí để phát triển, hướng tới những lợi ích lâu dài. Trong cuộc đua công nghệ số, các doanh nghiệp không thể đòi hỏi chính sách nhiều quá mà phải tự chủ động nâng cao năng lực và sẵn sàng đón cơ hội.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Tạo môi trường cho doanh nghiệp thực hiện

2

Các doanh nghiệp phải có chiến lược đổi mới, cải tiến sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về tiêu chuẩn, mẫu mã. Đổi mới sáng tạo phải xuất phát từ nội lực của doanh nghiệp và phải có môi trường để doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện. Ví dụ như sự hỗ trợ của nhà nước liên quan đến quỹ, dự án về đổi mới sáng tạo cho nông sản xuất khẩu… cũng như các hỗ trợ về lãi suất, chuyên gia, chuyển giao công nghệ…

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kỳ lạ khi được làm tròn lời hứa với vợ

Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kỳ lạ khi được làm tròn lời hứa với vợ

sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:01

(CL&CS) - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị giả u vô cùng phức tạp và hiếm gặp, do biến chứng nguy hiểm từ việc mài mòn của khớp nhân tạo thế hệ cũ.

Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”

Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”

sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:00

(CL&CS) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta (Hoa Kỳ), một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.

Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus

Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus

sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:00

(CL&CS) - Xe buýt điện VinBus xuất hiện ở thành phố biển Nha Trang đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách trải nghiệm. Bên cạnh ưu điểm êm ái, không tiếng ồn, thân thiện với môi trường, những chuyến xe xanh còn nhận được nhiều phản hồi tích cực về dịch vụ và các tính năng công nghệ nổi bật.