Thứ tư, 20/09/2023, 07:22 AM

Ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động y tế

(CL&CS)- Khoa học công nghệ (KHCN) ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Với ngành y tế - ngành khoa học có nhiệm vụ cao cả là chăm sóc sức khỏe cho người dân, việc ứng dụng KHCN càng cần thiết.

KHCN đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng, Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ “bà đỡ” cho quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý mà còn “đỡ đầu” cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong công tác KCB như chụp cắt lớp, mổ nội soi… rồi trong công tác giảng dạy, đào tạo, giám sát dịch bệnh, nghiên cứu phát triển thuốc…

Xu thế chung của thế giới

Lĩnh vực y tế trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều các ứng dụng kỹ thuật số để giúp các cơ sở y tế và các hệ thống y tế hệ thống hoá các ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ứng dụng kỹ thuật số trong y tế rất phong phú, đáp ứng hầu hết các lĩnh vực cụ thể rất đa dạng của y tế.

Đó là: Kho dữ liệu điều tra dân số, thông tin dân số; Đăng ký hộ tịch và thống kê sinh tử;  các ứng dụng cho khách hàng; Hệ thống truyền thông khách hàng; Hồ sơ bệnh án điện tử; Hệ thống ứng phó khẩn cấp; Hệ thống thông tin tài chính và bảo hiểm y tế; Hệ thống thông tin quản lý sức khỏe (HMIS); Hệ thống thông tin nguồn nhân lực;  Hệ thống thông tin nhà thuốc; Hệ thống giám sát dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng; Hồ sơ sức khỏe được chia sẻ và kho thông tin sức khỏe; Điều trị từ xa…

Với tiềm năng và thế mạnh đó, Bộ Y tế cho biết, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y tế thời gian qua tại Việt Nam đạt nhiều kết quả nổi bật. Hiện nay gần như toàn bộ các bệnh viện đã có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, bước đầu triển khai phần mềm truyền tải và lưu trữ hình ảnh (PACS); 99,5% số bệnh viện đã kết nối, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) với cơ quan giám định và thanh toán BHYT, phục vụ giám định khám, chữa bệnh BHYT điện tử. Bộ Y tế đã triển khai thành công, có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Một cửa ASEAN. Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử của bộ được kết nối liên thông với Văn phòng Chính phủ, hơn 20 bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố; công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Hiệu quả của việc áp dụng khoa học và công nghệ

Ứng dụng KHCN mang lại những hiệu quả tích cực, sinh động đối với hoạt động khám chữa bệnh trong cả nước, trong công tác quản lý và phối hợp từ các địa phương, các tuyến, thậm chí cả nước ngoài để mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

1_resize

Ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động y tế

Là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ, từ nhiều năm trước, khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai, đưa vào sử dụng thẻ Khám chữa bệnh điện tử nhỏ gọn như thẻ ATM với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân. Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ khám chữa bệnh điện tử mua thẻ tại khoa, bệnh nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu để có thể truy cập trang web của Bệnh viện Bạch Mai bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn là có đường truyền Internet. Hiệu quả rõ rệt là mỗi lần đi khám chữa bệnh, bệnh nhân không phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án, không phải chờ đợi làm các thủ tục, xét nghiệm, thăm khám lại, mà bác sỹ điều trị vẫn có thể xác định tương đối chính xác phác đồ điều trị bởi mọi thông tin bệnh án như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các chất chống chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần khám chữa bệnh, điều trị... đã được lưu giữ tại hệ thống máy tính bệnh viện.

Một số sở y tế đã hình thành trung tâm điều hành thông minh: Phú Thọ, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh...Có 8 bệnh viện công bố sử dụng bệnh án điện tử thay bệnh án giấy, 23 bệnh viện sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y học (PACS) không in phim.

Về triển khai ứng dụng rô-bốt trong y tế được ứng dụng tại một số bệnh viện lớn. Rô-bốt phẫu thuật nội soi Da Vinci, rô-bốt phẫu thuật cột sống Renaissance, rô-bốt phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và rô-bốt phẫu thuật thần kinh Rosa.Về ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ngành y tế lần đầu tiên đã thí điểm “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư tại một số bệnh viện.

Hiệu quả đạt được rõ nhất của việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số là việc KCB trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tiêm chủng đã tạo điều kiện giúp người dân thuận lợi theo dõi thông tin tiêm chủng không cần phải mang theo sổ giấy vì hiện các thông tin đã được cập nhật trong sổ tiêm chủng điện tử trên hệ thống tiêm chủng quốc gia. 

Theo lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian tới, công tác phát triển công nghệ y tế, hình thành hệ thống y tế thông minh với 3 trụ cột chính là: Hệ thống phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh, Hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh và Hệ thống quản trị y tế thông minh sẽ góp phần nâng cao hình ảnh, chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam, tăng sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng các dịch vụ y tế, hướng đến nền y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Với những tiện ích to lớn mà KHCN mang lại, ngành Y tế nói chung, các bệnh viện nói riêng sẽ tiếp tục tiên phong, chủ động đầu tư mua sắm trang, thiết bị hiện đại, nâng cấp cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ, phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh chuyên nghiệp, nhanh chóng song song với đào tạo đội ngũ nhân lực để có thể đáp ứng đầy đủ, sẵn sàng cho công cuộc cách mạng hóa, chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.