Thứ hai, 14/02/2022, 12:04 PM

Ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động chống buôn lậu

(CL&CS) - Năm 2022, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2022, trong đó nhấn mạnh cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động chống buôn lậu.

Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, hiện nay, cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hoạt động bình thường trở lại, tiềm ẩn nguy cơ các đối tượng lợi dụng tuyến biên giới, đường mòn, lối mở, tuyến biển, cảng biển, tuyến hàng không, thị trường nội địa để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép các mặt hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19…

Ban Chỉ đạo 389 yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống hàng lậu, hàng giả.

Ban Chỉ đạo 389 yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống hàng lậu, hàng giả.

Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động và ngày càng tinh vi, đặc biệt là trà trộn, cất giấu các mặt hàng cấm, hàng lậu, hàng nhập khẩu có điều kiện qua cửa khẩu.

Mặt khác, tại các tỉnh biên giới Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung-Tây Nguyên và Tây Nam gia tăng hoạt động vận chuyển trái phép ma túy và vận chuyển trái phép đường cát, thuốc lá điếu ngoại, nhất là tại các tỉnh biên giới Tây Nam, miền Trung.

Trong thị trường nội địa, hàng giả, hàng nhái từ các mặt hàng tiêu dùng thông thường đến hàng tiêu dùng cao cấp vẫn còn diễn ra phức tạp, với nhiều chiêu thức khác nhau.

Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, mua bán online, mua bán qua mạng xã hội và qua phương thức chuyển phát nhanh, bưu kiện… phát triển mạnh mẽ rất dễ bị các đối tượng lợi dụng để mua bán, vận chuyển hàng cấm, mua bán hàng hóa trái phép, không đảm bảo, trà trộn hàng giả vào hàng thật, hàng kém chất lượng.

Ban Chỉ đạo 389 yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống hàng lậu, hàng giả.

Trên cơ sở kết quả tổng kết công tác năm 2021 và dự báo tình hình thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng tập trung làm tốt nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương quán triệt, chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường công tác phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình mới.

Đồng thời, công bố, công khai rộng rãi số điện thoại, e-mail đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các cấp, của các lực lượng chức năng, đảm bảo thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân theo đúng Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Làm tốt công tác nghiệp vụ, điều tra cơ bản, tăng cường giám sát bằng camera, nhất là tại các đường mòn, lối mở biên giới, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, triệt phá tận gốc, xác định không có vùng cấm trong công tác này.

Chủ động phối hợp chia sẻ thông tin, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, nhất là các lô hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa… phát hiện, xử lý kịp thời các lô hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam và chính sách ưu đãi của các nước dành cho Việt Nam.

Chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng là vật tư, thiết bị y tế, dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc cổ truyền; quảng cáo, ghi nhãn thiếu minh bạch, gây hiểu nhầm, không đúng với bản chất hàng hóa để trục lợi, lừa dối người tiêu dùng.

Các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phản ánh kịp thời, chính xác tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng.

Đối với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng chủ động theo dõi, đôn đốc các lực lượng chức năng trong việc thực hiện các kế hoạch chuyên đề trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã ban hành và việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.