Thứ hai, 26/04/2021, 07:51 AM

Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm

(CL&CS) - Bệnh do thực phẩm, thường được gọi là ngộ độc thực phẩm, do ăn thực phẩm bị ô nhiễm, hư hỏng hoặc độc hại. Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, các triệu chứng chính xác và mức độ tồi tệ khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ khác nhau.

Triệu chứng

Khoảng thời gian để các triệu chứng xuất hiện có thể dao động từ một giờ đến 28 ngày. Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc là đau bụng, chuột rút, tiêu chảy, chán ăn, sốt nhẹ, yếu, đau đầu, nôn mửa, nói hoặc nhìn kém, vàng da, mất nước nghiêm trọng (khô miệng, ít đi tiểu, chóng mặt, mắt trũng sâu), ngứa ran ở lòng bàn tay.

Ngộ độc thực phẩm do ăn nhiều thực phẩm bị ô nhiễm, hư hỏng, ôi thiu (Ảnh: Reuters)

Ngộ độc thực phẩm do ăn nhiều thực phẩm bị ô nhiễm, hư hỏng, ôi thiu (Ảnh: Reuters)

Nguyên nhân

- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn nguy hiểm gây ngộ độc thực phẩm là E. coli, listeria, và salmonella, campylobacter và C. botulinum là 2 loại vi khuẩn ít gặp nhưng có khả năng gây chết người.

- Ký sinh trùng: Toxoplasma là loại ký sinh trùng thường thấy nhất trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm, được tìm thấy trong hộp cát vệ sinh cho mèo, có thể sống ở đường tiêu hóa mà không bị phát hiện trong nhiều năm, những người có hệ thống miễn dịch yếu và phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tác dụng phụ nghiêm trọng nếu ký sinh trùng cư trú trong ruột.

- Virus: Các norovirus, hay còn gọi là virus norwalk, gây ra hơn 19 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm mỗi năm, có thể gây tử vong. Sapovirus, rotavirus và astrovirus gây ra các triệu chứng tương tự, nhưng ít phổ biến hơn. Virus viêm gan A là tình trạng nghiêm trọng lây truyền qua đường ăn uống.

Những ai có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm?

Những người có hệ miễn dịch bị ức chế hoặc mắc bệnh tự miễn có nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng do ngộ độc thực phẩm cao hơn. Phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em cũng đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao vì hệ miễn dịch của họ không phản ứng nhanh với các sinh vật truyền nhiễm.

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm thường được điều trị tại nhà và hầu hết trường hợp sẽ tự khỏi trong vòng 3-5 ngày. Nếu bị ngộ độc thực phẩm, phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đồ uống thể thao có nhiều chất điện giải hữu ích với việc này. Nước trái cây và nước dừa có thể phục hồi carbohydrate và giúp giảm mệt mỏi.

Thuốc không kê đơn như imodium và pepto-bismol giúp kiểm soát tiêu chảy và giảm buồn nôn. Nếu nghiêm trọng, người bệnh có thể yêu cầu bổ sung nước bằng dịch truyền tĩnh mạch (IV) tại bệnh viện. Khi bị ngộ độc, nên từ từ ngừng ăn thức ăn rắn cho đến khi hết nôn mửa và tiêu chảy, hãy ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nhạt và ít chất béo... Hầu hết những người bị ngộ độc thực phẩm đều hồi phục hoàn toàn trong vòng 48 giờ.

Kim Thoa

Bình luận

Nổi bật

Trạm vũ trụ gần Việt Nam bị hư hại do va chạm mảnh vỡ, cường quốc Châu Á 'đi bộ vào không gian' sửa chữa

Trạm vũ trụ gần Việt Nam bị hư hại do va chạm mảnh vỡ, cường quốc Châu Á 'đi bộ vào không gian' sửa chữa

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:33

Va chạm với mảnh vỡ không gian đã gây hỏng phần pin mặt trời của Trạm vũ trụ Thiên Cung, nhưng sau đó đã được sửa chữa thành công.

Quy trình bảo quản bưởi từ 2-3 tháng

Quy trình bảo quản bưởi từ 2-3 tháng

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:24

(CL&CS) - Nhóm tác giả ở Trường ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu quy trình cho phép bảo quản bưởi Năm Roi và bưởi da xanh khoảng 2 tháng ở nhiệt độ thường và 3 tháng ở nhiệt độ lạnh, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:24

(CL&CS) - Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng lớn, nhất là giúp doanh nghiệp hình thành và xây dựng nhà máy thông minh.