Thứ sáu, 16/04/2021, 15:04 PM

Hội thảo Nâng cao kiến thức về An toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam

(CL&CS) - An toàn thực phẩm (ATTP) hiện đang là một trong những thách thức lớn nhất cho các ban ngành quản lý, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Chính vì thế sáng ngày 16/4, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) đã phối hợp tổ chức hội thảo “Nâng cao cao kiến thức về An toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam”, với sự tham dự đông đảo của các đại diện Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh phía Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD Việt Nam phát biểu tại Hội thảo ngày 16/4 tại TP.HCM. Ảnh: NN

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD Việt Nam phát biểu tại Hội thảo ngày 16/4 tại TP.HCM. Ảnh: NN

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD Việt Nam cho biết, theo Tổ chức Quốc tế NTD (CI), chế độ ăn uống không lành mạnh liên quan đến 4 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới; đã đến lúc thế giới phải nhận ra cái giá phải trả cho chế độ ăn, uống không lành mạnh. Tất cả mọi người tiêu dùng có quyền có thực phẩm không chỉ để ăn, mà thực phẩm phải an toàn.

"Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thực phẩm không an toàn gây ra? ATTP là trách nhiệm của Nhà nước; của nhà sản xuất, kinh doanh và của NTD. Chu trình "từ trang trại đến bàn ăn", ATTP phụ thuộc vào sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản, sử dụng” – ông Hùng nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, dù được được Nhà nước quan tâm, ATTP vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với NTD. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, kể cả ngộ độc tập thể, vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người. NTD đang phải đối mặt với thách thức và gia tăng lo lắng về sức khỏe của mình cũng như những người thân trong gia đình trước mối nguy do thực phẩm không an toàn gây ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống hàng ngày.

Chia sẻ kiến thức chuyên môn về các  vấn đề ATTP, PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật ATVSTP Hội Khoa học Kỹ thuật ATTP Việt Nam phân tích rõ các nguyên nhân, triệu chứng ngộ độc thực phẩm cũng như các bệnh truyền qua thực phẩm, đồng thời chỉ rõ các dấu hiệu nhận biết thực phẩm an toàn để NTD dễ phân biệt, lựa chọn.

“Các chất bảo quản thực phẩm hiện nay tùy môi trường và tính chất sản phẩm mà được sử dụng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tuy nhiên các đơn vị quản lý, sản xuất và tiêu dùng phải tuân thủ và làm đúng quy định nhằm đảm bảo sức khỏe NTD và uy tín sản phẩm” – bà Sửu nói.

Quan tâm về vấn đề chất bảo quản thực phẩm, ông Phan Văn Sa, đại diện Hội bảo vệ Người tiêu dùng tỉnh Đồng Tháp trình bày, hiện nay nhiều doanh nghiệp sử dụng phẩm màu, hóa chất trong thực phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe nhưng vẫn bán nhan nhản trên thị trường, trong khi các sản phẩm sạch từ nông nghiệp lại khó ứng dụng làm nguyên phụ liệu bởi đầu ra với giá thành cao gấp nhiều lần thì rất khó cạnh tranh.

Các chuyên gia cũng chia sẻ về trăn trở này khi cho rằng Việt Nam với nguồn thực vật (rau, củ, quả) phong phú nhưng các sản phẩm chế biến từ xuất khẩu đến nội địa lại thua ngay các nước tương đồng về vị trí địa lý, tự nhiên như Thái Lan, Trung Quốc.

TS Trần Thị Dung, Phó Tổng thư ký Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam chia sẻ các kiến thức khoa học về ATTP. Ảnh: NN

TS Trần Thị Dung, Phó Tổng thư ký Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam chia sẻ các kiến thức khoa học về ATTP. Ảnh: NN

Bàn về vấn đề này, TS Trần Thị Dung, Phó Tổng thư ký Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam lý giải: “Có một số sản phẩm dùng chất tạo màu, phụ gia, phụ phẩm nhưng lại đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế lẫn Việt Nam. Vì họ làm không sai luật nên sản phẩm vẫn lưu hành trên thị trường.”

Điều này một lần nữa cho thấy kiến thức của NTD càng phải được nâng cao để nhận thức rõ hơn về ATTP nhằm lựa chọn cho bản thân và gia đình.

Hội thảo còn bàn rộng hơn về các sản phẩm thủy hải sản khi hiện nay đây là mặt hàng thiết yếu dùng trong cuộc sống người Việt Nam cũng như rất tiềm năng trong lĩnh vực xuất khẩu.

Theo Chuyên gia Nông nghiệp, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào các tiêu chuẩn sao cho phù hợp yêu cầu các thị trường xuất khẩu để đảm bảo được xuất đi như đạt các chuẩn về GlobalGap, HACCP hay ISO...

“Tại sao chỉ chú trọng cho xuất khẩu, vậy còn thị trường nội địa với hơn 100 triệu dân thì sao?” - TS Nghĩa đặt câu hỏi.

Cùng thảo luận tại Hội thảo còn có đại diện Hội bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là dịp được trao đổi với các chuyên gia cũng như đóng góp ý kiến từ các địa phương nhằm tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho NTD.

Đặc biệt, để thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng, Tổ chức Hợp tác Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ, phối hợp xây dựng, xuất bản cuốn Cẩm nang về ATTP và 4 cuốn Sổ tay hướng dẫn ATTP cho người tiêu dùng. Với mục đích là phát hành rộng rãi tới NTD trên toàn quốc nên các kiến thức, thông tin cơ bản về ATTP không mang tính chuyên môn, học thuật và được diễn đạt dễ hiểu, dễ tiếp cận. Vì thế, sau Hội thảo, đại diện hội tiêu dùng các địa phương sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc tuyên truyền, truyền thông kiến thức ATTP tới NTD, qua đó, từng bước thay đổi thói quen mua sắm thực phẩm an toàn của NTD.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.