Đất nền ven đô vẫn chưa “hạ nhiệt”, cần mạnh tay xử lý hành vi “thổi giá”
Sau các phiên đấu giá đất với giá trúng cao bất thường tại các huyện Thanh Oai hay Hoài Đức thì câu chuyện đấu giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội vẫn chưa hết “nóng”. Riêng 4 huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh sẽ đấu giá hơn 250 lô đất từ nay đến đầu tháng 10.
Đấu giá đất vẫn “nóng bỏng tay”
Kể từ đầu tháng 8 đến nay, các cuộc đấu giá đất tại loạt huyện ven như Thanh Oai, Hoài Đức đã gây xôn xao thị trường với mức trúng cao kỷ lục trên 100 triệu đồng/m2. Trong đó, một lô đất tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức có mức trúng được đẩy lên tới hơn 133,3 triệu đồng/m2. Sau đó, các cơ quan quản lý đã yêu cầu kiểm tra, chấn chỉnh công tác đấu giá đất trên địa bàn TP Hà Nội.
Hiện tại, trong số 68 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai, mới có 13 nhà đầu tư nộp tiền dù đã hết thời hạn thanh toán. Các lô này chỉ có giá trúng từ 51,6 triệu đến 55 triệu một m2. Còn 55 lô trúng từ 80 triệu đến hơn 100 triệu đồng một m2 đều bỏ cọc...
Do đó, nhiều người hoài nghi đây là cách thức của các nhóm đối tượng đầu cơ gây sốt ảo nhằm thu lợi bất chính.
Sau đó không lâu vào Ngày 16/9, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ cũng đã tổ chức bán đấu giá 13 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc. Các lô đất có ký hiệu ĐG44 đến ĐG62 với diện tích 108-129 m2, giá khởi điểm đều từ 23,4 triệu đồng/m2.
Cuộc đấu giá này có 140 hồ sơ đăng ký, tương ứng tỷ lệ gần 11 hồ sơ cùng quan tâm một lô đất. Kết thúc buổi đấu giá, 13 lô đều được bán thành công. Trong đó, lô trúng cao nhất với giá 75 triệu đồng/m2, lô thấp nhất là 28,6 triệu đồng/m2.
Trước đó, ngày 29/8, phiên đấu giá đất huyện Phúc Thọ thu hút hơn 650 hồ sơ và khoảng 350 nhà đầu tư tham gia đã diễn ra thành công khi 39 lô đất đều tìm được chủ sở hữu. Giá trúng cao nhất ghi nhận mức 60 triệu đồng/m2.
Ngày 10/9, cuộc đấu giá đất huyện Phúc Thọ tại 3 xã Trạch Mỹ Lộc, Thọ Lộc và Xuân Đình đã thu hút gần 200 người và hơn 400 hồ sơ hợp lệ tham gia. Các thửa đất có diện tích từ 97,1 - 162,9 m2, với giá khởi điểm từ 19,8 - 25 triệu đồng/m2. Thửa đất có diện tích 127 m2, ký hiệu ĐG 26 có giá trúng cao nhất đạt 69,8 triệu đồng/m2 (tương đương khoảng 9 tỷ đồng). Mức giá này cao hơn khoảng 10 triệu đồng/m2 so với lô trúng cao nhất cùng khu vực đấu giá trong phiên ngày 29/8.
Đáng chú ý, thửa đất ĐG58 trong phiên đấu ngày 16/9 (giá trúng 75 triệu đồng/m2) và ĐG26 trong phiên ngày 10/9 (69,8 triệu đồng/m2) cùng nằm ở mặt đường tỉnh lộ, tại vị trí góc và đối diện nhau, tuy nhiên, chỉ sau 6 ngày, mức giá trúng đã tiếp tục tăng hơn 5 triệu đồng/m2.
Như vậy, trong cả 3 phiên đấu giá đất huyện Phúc Thọ từ 29/8 đến nay, đều có sự xuất hiện của các lô đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc. Giá các thửa đất trúng liên tục lập cột mốc mới tăng dần lên sau mỗi phiên.
Trong thời gian tới, từ từ giữa tháng 9, nhiều huyện bắt đầu đấu giá đất trở lại. Riêng 4 huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh sẽ đấu giá hơn 250 lô đất từ nay đến đầu tháng 10.
Cụ thể, huyện Thanh Oai đấu giá tiếp 58 thửa đất tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động vào ngày 5/10. Các lô đất này thuộc dãy ONT-07 và ONT-08, diện tích từ 77 m2 đến 190 m2. Giá mỗi lô khoảng 406 triệu đến hơn một tỷ đồng, tính theo mức khởi điểm 5,3 triệu đồng một m2.
Hơn 130 lô tại huyện Mỹ Đức cũng chuẩn bị được đấu giá vào cuối tháng 9, ở các xã Phúc Lâm, Mỹ Thành, Xuy Xá. Ba phiên đều bỏ phiếu trực tiếp một vòng.
Trong đó, 23 thửa tại xã Phúc Lâm có diện tích diện tích 35-205 m2 mỗi lô, giá từ 205 triệu đồng đến hơn một tỷ đồng, tương đương khởi điểm 5 triệu đồng một m2.
54 thửa đất diện tích 71-174 m2 thuộc xã Mỹ Thành có giá khởi điểm 3,5 triệu đồng một m2. Như vậy, mỗi lô đất dao động 255-623 triệu đồng. 58 thửa đất ở xã Xuy Xá có giá khởi điểm 356-757 triệu đồng một lô.
Huyện Đan Phượng cũng tìm người mua cho 52 lô đất vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Theo đó, 26 thửa tại khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 2), thị trấn Phùng có diện tích 55-95 m2. Người tham gia phải đặt trước 193-278 triệu đồng một lô, tức mức khởi điểm từ 14 triệu đồng mỗi m2.
26 thửa còn lại ở khu Trũng Vỡ, xã Tân Hội, diện tích 75-102 m2 được đấu giá vào ngày 5/10. Giá khởi điểm các lô này hơn 13 triệu đồng mỗi m2, tương đương tiền đặt trước 196-268 triệu đồng một lô.
Tại huyện Mê Linh, 11 lô đất thôn Chu Trần, xã Tiến Thịnh được đấu giá theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp một vòng. Các lô này đều có diện tích 90 m2, tức khởi điểm gần 2,1 tỷ đồng một lô. Người tham gia phải đặt trước 418 triệu đồng mỗi thửa.
Cần mạnh tay xử lý hành vi “thổi giá”
Nhìn từ vụ việc bỏ cọc đấu giá đất tại Thanh Oai, Hà Nội, cho đến thời điểm này, có thể kết luận đây chính là dấu hiệu của hành vi thao túng gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Hiện tượng thao túng giá khởi điểm để trả giá cao rồi thực hiện hành vi bỏ cọc nhằm tạo ra hiệu ứng giá ảo là chiêu trò đang dần phổ biến của giới đầu cơ. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần phải tăng cường cách chính sách quản lý mà trực tiếp là các công cụ pháp lý.
Ông Nguyễn Tạo, Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, cho rằng: “Theo quy định cụ thể về trách nhiệm mặt dân sự, khi đối tượng đấu giá trả giá cao so với thực tế, tuy nhiên khi được đấu giá viên giải thích ở phiên đấu giá tài sản trực tiếp mà đối tượng vẫn tiếp tục chấp nhận giá một cách chủ quan, phi thực tế thì cần quy định việc trả giá vượt mức khởi điểm bao nhiêu lần. Khi trúng giá lại bỏ cọc dẫn đến hủy kết quả đấu giá thì phải chịu số tiền phạt bao nhiêu lần so với tiền cọc”.
Nhận định về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho biết, giá đất trung bình ở các khu vực ngoại thành như Hoài Đức hay Thanh Oai rơi vào khoảng 30-40 triệu đồng/m2 là hợp lý. Một trong những nguyên nhân khiến những phiên đấu giá đất này thu hút rất đông người tham gia là do giá khởi điểm thấp, chỉ khoảng 7 triệu đồng/m2, bởi mức giá này vẫn tính theo bảng giá đất cũ và nhân với hệ số, trong khi mặt bằng giá thị trường phổ biến ở mức 30-40 triệu đồng/m2.
Cùng với đó, do giá khởi điểm thấp nên tiền cọc cũng thấp theo, càng tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ tham gia và sẵn sàng bỏ cọc.
Tuy nhiên, những lô đất đấu giá với mức giá trúng lên đến 133 triệu đồng/m2 là hết sức bất thường. Nếu đất ở khu vực vùng ven giá đã hàng trăm triệu đồng/m2 thì ở khu vực đô thị sẽ tăng khủng khiếp, làm cho phát triển kinh tế chậm lại, những người có nhu cầu ở thực sẽ khó có cơ hội tiếp cận nhà ở.
Giá đất tăng đột biến có thể tạo ra xu hướng đầu cơ đất đai, khi nhiều người đổ xô mua đất với hy vọng kiếm được lợi nhuận cao. Điều này có thể gây ra tình trạng dòng tiền bị “ứ đọng” trong đất, thay vì được lưu thông trong các hoạt động kinh tế khác.
Ông Thịnh phân tích: “Có thể có những nhà đầu cơ đã mua nhiều mảnh đất ở các khu vực xung quanh đó, nên họ muốn nhân cuộc đấu giá này để đẩy giá đất ở khu vực này lên một mặt bằng mới. Từ đó, họ có thể bán được những mảnh đất đã mua với lợi nhuận cao. Với các trường hợp này, họ sẵn sàng bỏ cọc với những mảnh đất đấu giá khi lợi nhuận họ kiếm được cao gấp nhiều lần”.
An Nhiên
- ▪Huyện ven Hà Nội tiếp tục tổ chức đấu giá đất dù đã bị ‘bùng’ hơn 50 lô
- ▪Vụ đấu giá đất Thanh Oai từng thu hút hơn 1.500 người tham gia: Chủ nhân của 55/68 lô đất đã bỏ cọc
- ▪Huyện sắp lên quận của Thủ đô Hà Nội sắp đấu giá 26 thửa đất, giá khởi điểm 14 triệu đồng/m2
- ▪Huyện ven Hà Nội chuẩn bị đưa gần 66.000m2 đất lên sàn đấu giá
Bình luận
Nổi bật
[Longform] Thị trường bất động sản: Nhiều “trợ lực” để bước vào chu kỳ mới, phát triển ổn định và bền vững hơn
sự kiện🞄Thứ hai, 02/12/2024, 11:26
Nỗ lực gỡ khó cho thị trường bất động sản đã có kết quả tích cực. Điều này cho thấy những nỗ lực cải cách, cởi trói thể chế của Chính phủ cũng như các địa phương đã tạo ra những hiệu ứng tích cực cho thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định bất động sản đã qua cái thời dễ dàng và đang bước vào một chu kỳ mới, bền vững hơn và minh bạch hơn.
Giá bất động sản tăng “phi mã”, nên áp dụng giá trần để kiểm soát tình trạng này?
sự kiện🞄Thứ hai, 02/12/2024, 11:26
Việc giá bất động sản tăng không ngừng thời gian qua đã khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc mua nhà, đặc biệt là những người có nhu cầu ở thực. Thực trạng này đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng, liệu có nên áp dụng giá trần để kiểm soát tình trạng này?
Đánh thuế cao đối với người “lướt sóng” nhà đất có làm giá bất động sản tăng lên?
sự kiện🞄Thứ hai, 02/12/2024, 11:26
Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có nội dung về mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất có thể thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ chuyển nhượng nhà đất theo thời gian nắm giữ giống như một số quốc gia.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.