Thứ hai, 02/10/2023, 17:10 PM

Chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung cho hàng hoá dịp Tết

(CL&CS)- Thời điểm này, các địa phương đã và đang lên kế hoạch chuẩn bị cho nguồn cung hàng hoá phục vụ thị trường trong nước dịp Tết.

Thị trường không có nhiều biến động

Tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 9 diễn ra sáng 29/9, thường trực Tổ Điều hành thị trường trong nước thông tin: tháng 9, thị trường hàng hóa sôi động trong dịp khai giảng năm học mới, nhu cầu vật phẩm giáo dục tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu các mặt hàng hoa quả, thực phẩm cũng tăng trong giai đoạn Tết Trung Thu, tuy nhiên, thị trường bánh Trung Thu kém sôi động hơn các năm trước, nguồn cung nhiều, đa dạng nhưng nhu cầu không lớn.

Thị trường các mặt hàng thiết yếu khác không có biến động lớn, nguồn cung đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, giá tương đối ổn định, riêng mặt hàng xăng dầu giá tăng do ảnh hưởng của giá thế giới.

9 tháng đầu năm 2023, tình hình thị trường trong nước về cơ bản tương đối ổn định, nguồn cung các hàng hóa trong nước được bảo đảm. Sức mua trên thị trường đã có sự phục hồi tốt so với năm trước và giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Riêng mặt hàng thóc gạo giá tăng do ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu; giá thịt lợn tăng giảm đan xem theo nguồn cung và nhu cầu từng giai đoạn, tuy nhiên vẫn ở mức hợp lý cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng; giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như xăng dầu, khí hóa lỏng có diễn biến tăng, giảm đan xen do tác động của giá thế giới. Chín tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khó khăn và có dấu hiệu suy giảm, doanh số bán lẻ tại một số nền kinh tế lớn trên thế giới như các nước Châu Âu, Mỹ đều tăng chậm, lạm phát tại nhiều nước vẫn tăng cao, tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng bán lẻ khá tốt, CPI vẫn trong tầm kiểm soát.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 9 đạt 524.595 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước, trong đó mức tăng chủ yếu nhờ các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình (tăng 1,9-4,4%) và nhóm các ngành dịch vụ (tăng 3,34,5%); các nhóm khác tăng từ 1,2-2,4%, riêng nhóm hàng vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 0,5%.

Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 9 tháng đầu năm đạt 4.567.835 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó mức tăng chủ yếu ở nhóm hàng thiết yếu là lương thực, thực phẩm (tăng 11,4%) và nhóm hàng du lịch, dịch vụ (tăng từ 11,5-47,7%) do nhu cầu các dịch vụ này vẫn đang tiếp tục phục hồi sau dịch bệnh Covid-19.

Về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), So với tháng 12/2022, CPI tháng 9 tăng 3,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,66%. CPI bình quân quý III/2023 tăng 2,89% so với quý III/2022. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.

Chuẩn bị sẵn sàng cho hàng hoá Tết

Thời điểm này, các địa phương đang nỗ lực chuẩn bị nguồn hàng cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Ông Nguyễn Thế Hiệp – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để chuẩn bị nguồn hàng cho những tháng cuối năm, thành phố đã tổ chức đưa đoàn doanh nghiệp đến Tây Ninh làm việc để kết nối sản phẩm của Tây Ninh vào thị trường Hà Nội. Đồng thời chuẩn bị nội dung ký kết cho sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội đầu tháng 10/2023.

son-tay-2-16815287007741102492677-1695996008286582570638

Chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung cho hàng hoá Tết (Ảnh minh họa)

Bên cạnh việc tiếp tục kết nối cung cầu đưa hàng hoá địa phương vào thành phố, Hà Nội cũng triển khai các điểm giới thiệu và bán sản phẩm của Thủ đô; đồng thời mở thêm 2 điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP. Song song với đó, sẽ kết nối 52 sản phẩm OCOP của các tỉnh thành phố vào các điểm bán này.

Tại Đà Nẵng, đại diện Sở Công Thương Đà Nẵng chia sẻ, bên cạnh việc chuẩn bị nguồn cung hàng hoá, Đà Nẵng cũng lên phương án bình ổn thị trường. Điểm đặc biệt trong năm nay là không chỉ bình ổn mặt hàng thịt heo mà còn bình ổn nhiều loại hàng hoá khác.

Hồ Chí Minh luôn là địa phương đi đầu về triển khai các giải pháp kết nối cung cầu, bình ổn thị trường. Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, trong quý 3/2023, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tham mưu thành phố tổ chức Tháng Khuyến mại tập trung, thu hút 3.000 doanh nghiệp tham gia với 7.000 chương trình giảm giá. Trong đó 30% tham gia với mức giảm giá trên 50%.

Thời gian tới, Sở Công Thương sẽ vận động hệ thống phân phối tham gia chương trình này. Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp phân phối xây dựng kế hoạch bình ổn các mặt hàng thiết yếu để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán 2024. Thêm nữa, liên tục tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu để đảm bảo nguồn cung hàng hoá cho cuối năm và dịp Tết.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Sáng ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về nhãn hàng hoá, các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: ghi nhãn, yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".