Bộ tiêu chuẩn khung của ISO về phát triển đô thị thông minh
(CL&CS) - Bộ tiêu chuẩn khung của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) về đô thị thông minh bao gồm nhiều tiêu chuẩn như: ISO 37100 Thành phố và cộng đồng bền vững - Thuật ngữ; ISO 37101 Phát triển cộng đồng bền vững - Hệ thống quản lý - Nguyên tắc và yêu cầu chung;...

Phát triển đô thị thông minh mang đến cho người dân cuộc sống chất lượng tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Theo tiêu chuẩn ISO 37100, đô thị thông minh là thuật ngữ chỉ rõ sự tích hợp hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật số và con người trong môi trường xây dựng nhằm đem đến tương lai bền vững, thịnh vượng và toàn diện cho người dân đô thị.
Khuôn khổ chung phát triển thành phố thông minh bao gồm nhiều vấn đề cần giải quyết như: quy hoạch và phát triển kinh tế; cung cấp thực phẩm, nước, không khí sạch lâu dài; hệ thống an ninh và dữ liệu thích hợp; mạng lưới giao thông thích ứng; bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên bền vững; quản lý rủi ro (biến đổi khí hậu...); hệ thống quản lý chất thải bền vững; quản lý năng lượng; thiết kế xây dựng bền vững và phát triển văn hóa xã hội.
Bộ tiêu chuẩn khung của ISO về đô thị thông minh bao gồm các tiêu chuẩn sau:
ISO 37100 Thành phố và cộng đồng bền vững - Thuật ngữ.
ISO 37101 Phát triển cộng đồng bền vững - Hệ thống quản lý - Nguyên tắc và yêu cầu chung.
ISO 37120 Phát triển cộng đồng bền vững - Chỉ số chất lượng và dịch vụ thành phố.
ISO/TR 37121 Thống kê và xem xét chỉ số phát triển thành phố bền vững.
ISO/TR 37150 Hạ tầng cộng đồng thông minh - xem xét các hoạt động liên quan tới đo lường.
ISO/TS 37151 Đo lường hạ tầng cộng đồng thông minh - nguyên tắc và yêu cầu chung.
ISO/TR 37152 Hạ tầng cộng đồng thông minh - định dạng chung cho xây dựng và vận hành.
Có thể nói, xây dựng đô thị thông minh, bền vững đang là xu hướng tất yếu, ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Việc phát triển đô thị thông minh, bền vững cần có sự tham gia đầy đủ các thành phần như chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng; đòi hỏi phải có cơ chế liên kết phối hợp từ quản trị, đầu tư đến vận hành và thụ hưởng.
Theo VietQ.vn
- ▪Đào tạo nghề lĩnh vực cơ khí theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng sản xuất xanh bền vững
- ▪Hà Nội: Cần thống nhất trong tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị
- ▪ISO/IEC 42001 – Hệ thống quản lý Trí tuệ nhân tạo: Những điều cần biết
- ▪Loạt tiêu chuẩn ISO đảm bảo sự phát triển và áp dụng thiết bị y tế từ xa hiệu quả
Bình luận
Nổi bật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14157:2024 về viên đá tự nhiên lát ngoài trời
sự kiện🞄Thứ bảy, 10/05/2025, 16:36
(CL&CS) - Viên đá tự nhiên lát ngoài trời nên đáp ứng các yêu cầu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14157:2024 mới đảm bảo được chất lượng, sử dụng bền lâu.
Tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ bảy, 10/05/2025, 16:35
(CL&CS) - Chứng nhận VietGAP mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, có thể kể đến như: Gia tăng năng suất chất lượng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm; Khẳng định thương hiệu và năng lực của doanh nghiệp, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cũng như quốc tế;…
SA 8000:2014 - 'hành trang' cho doanh nghiệp trên chặng đường hội nhập
sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 09:31
(CL&CS) - Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000:2014 không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm đà bứt phá để tiếp tục mở rộng thị phần mà còn gia tăng tính cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.