Thứ ba, 09/07/2024, 10:25 AM

Yên Bái: Sản xuất nông nghiệp đang từng bước hướng tới thực phẩm an toàn chất lượng

(CL&CS)- Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được quyết định bởi nhiều công đoạn mà công đoạn đầu tiên là sản xuất, tiếp đến là chế biến, bảo quản, lưu thông đến tay người tiêu dùng.

Với xu hướng hội nhập toàn cầu thì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định uy tín của thương hiệu sản phẩm. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được quyết định bởi nhiều công đoạn mà công đoạn đầu tiên là sản xuất, tiếp đến là chế biến, bảo quản, lưu thông đến tay người tiêu dùng.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu sản xuất thì trước tiên phải sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là 4 không: Không sử dụng phân bón hóa học và phân người; Không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng; Không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ và không sử dụng các chế phẩm biến đổi gien.

Xuất phát từ xu hướng tất yếu của quá trình phát triển của thế giới, ngày 23/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 với mục tiêu tổng quát: Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

284078_IMG_7434

Yên Bái: Sản xuất nông nghiệp đang từng bước hướng tới thực phẩm an toàn chất lượng

Đối với tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, là tỉnh có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, đặc sản có chỗ đứng tại thị trường trong nước và ngoài nước với các loại sản phẩm nổi tiếng như quế Văn Yên, chè Suối Giàng, bưởi Đại Minh, cam Văn Chấn…. Trong thời gian qua tỉnh Yên Bái rất quan tâm, chú trọng đến nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ, để tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn, từng bước đưa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của tỉnh của tỉnh ra thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo dựng được thương hiệu cho các sản phẩm để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái, tính đến tháng 6 năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh diện tích các loại cây trồng được sản xuất và được chứng nhận theo các tiêu chuẩn là 9.803 ha, trong đó chứng nhận VietGAP là 877,1 ha; chứng nhận Rainforest 312,31 ha; chứng nhận nông nghiệp hữu cơ 8.464,6 ha; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 148,98 ha.

300565_ca-chua1

Cũng theo các nhà khoa học thì sản xuất nông nghiệp hữu cơ có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng tồn tại không ít khó khăn, thách thức đó là: Trồng cây hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng cách tiêu diệt thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất nhiều công sức và khó thực hiện trên diện rộng; với những cây trồng sản xuất hữu cơ, trước đây đã trồng cây lâu năm và đã sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật cây trồng mới sản xuất hữu cơ thường sinh trưởng khó khăn vào những năm đầu, cây còi cọc và nhiều sâu bệnh; phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm hơn so với phân hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật nên nguồn cung cấp dinh dưỡng, khoáng cung cấp cho cây ở giai đoạn đầu là rất chậm và không đầy đủ, sản xuất bằng biện pháp thủ công nên công sức lao động nhiều dẫn đến giá thành sản xuất hữu cơ cao gấp 2 - 3 lần bình thường nên việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ gặp nhiều khó khăn vì người tiêu dùng không nhận biết được đâu là sản phẩm hữu cơ và đâu là sản phẩm thường. Mặc dù sản xuất hữu cơ còn những khó khăn nhất định, nhưng cũng phải khẳng định rằng sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của thế giới, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người hướng tới vì sức khỏe, môi trường, thực phẩm an toàn và có thu nhập cao hơn.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục lan tỏa sâu sắc việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó "Người nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực”, hướng tới mục tiêu "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

An Giang: Ứng dụng công  nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất

An Giang: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:02

(CL&CS)- Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở TX. Tân Châu, tỉnh An Giang đã trở nên phổ biến. Từ lúa, cá, rau màu, cây ăn trái, nông dân đều tận dụng tốt nhất các loại công nghệ để phục vụ sản xuất giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản lượng rau, quả tháng 8 giảm nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh

Sản lượng rau, quả tháng 8 giảm nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 10:54

(CL&CS) - Thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong tháng 8 vừa qua đã ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch và chất lượng một số loại rau quả. Thị trường trái cây sôi động hơn trong dịp Rằm tháng 7 vừa qua, nhưng nhìn chung giá các loại trái cây chỉ tăng cục bộ những ngày cận Rằm, sau đó đã giảm trở lại.

Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học

Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 10:33

(CL&CS)- Để đạt năng suất cao trong chăn nuôi thì khâu quan trọng là chọn con giống chất lượng, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với chăn nuôi an toàn sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu để mở rộng phát triển giống trong dân.