Xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm nông sản đạt chứng nhận sinh thái – công bằng
(CL&CS)- Mới đây, Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) và các đơn vị đã tổ chức hội thảo trực tuyến về xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm nông sản sinh thái – công bằng.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái - công bằng tại Việt Nam” (Dự án Eco Fair) do Liên minh châu Âu đồng tài trợ .
Buổi Đối thoại Chính sách chia sẻ một số kết quả và tác động ban đầu của dự án Eco-Fair nhằm thúc đẩy thực hành Sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản sinh thái-công bằng, góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn, sinh kế bền vững ở Việt Nam. Dự án Eco-Fair hướng mục tiêu tới các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), các nhóm người tiêu dùng trong lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, cũng như các đơn vị kinh doanh trung gian và các cơ quan chức năng có liên quan của chính phủ.
Ông Koen Duchateau - Trưởng ban Hợp tác - Tham tán thứ nhất, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, trong nhiều thập kỷ, Liên minh Châu Âu đã đi đầu trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP). Thỏa thuận Xanh châu Âu, được EU thông qua vào tháng 12 năm 2019, là chương trình nghị sự tăng trưởng của châu Âu trong những thập kỷ tới, nhằm thúc đẩy sự lưu thông trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng, đảm bảo chế biến thực phẩm xanh hơn và bền vững hơn, thiết lập các tiêu chuẩn đầy tham vọng cho sản phẩm, giảm lượng lương thực tổn thất, lãng phí và trao quyền cho người tiêu dùng trong các lựa chọn hàng ngày về sản phẩm và dịch vụ.
“Dự án Eco-Fair mang đến một cơ hội tuyệt vời để Việt Nam tiến tới một ngành nông nghiệp bền vững hơn thông qua việc thu hút các bên liên quan trong chuỗi giá trị, bao gồm khu vực tư nhân, các nhóm người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách để đạt được mục tiêu chuyển đổi sang sản xuất và tiêu dùng bền vững hơn” - ông Koen Duchateau khẳng định.
Tiến sĩ Nguyễn Bảo Thoa, viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) chia sẻ thêm: “Dự án Eco-Fair ra đời với sứ mệnh thay đổi hành vi của các tổ chức và cá nhân nhằm đưa ra những biện pháp tích cực về xã hội và cải thiện môi trường. Chúng tôi mong muốn truyền cảm hứng về các giá trị bền vững với xã hội và môi trường thông qua việc thực hiện các hoạt động của dự án như nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, xây dựng các bộ quy tắc ứng xử về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành, thiết lập mạng lưới vận động chính sách sản xuất và tiêu dùng bền vững của chính phủ để hỗ trợ những mục tiêu này.”
Chia sẻ về những cơ chế chính sách của Nhà nước, TSKH. Hà Phúc Mịch – Chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho hay, năm 2017 là bước ngoặt mốc son quan trọng cho sự vận động chính sách nông nghiệp hữu cơ. Đảng ta có chủ trương “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, nông nghiệp hữu cơ, có năng suất cao giá trị lớn; Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật khuyến khích phát triển nền nông nghiệp hữu cơ…”.
Theo đó, TSKH Hà Phúc Mịch cho rằng, ở tầm vĩ mô, các Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN, Bộ Tư pháp cần thiết có tổng kết, đánh giá các chính sách đã ban hành như: tiêu chuẩn quốc gia (TCVN:11041 -2017/2018); Nghị định 109/2018/NĐ-CP nhằm chỉnh sửa, bổ sung những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn và còn bất cập, chưa đầy đủ cho tổ chức thực hiện. Vào thời điểm sau 5 năm thực hiện (2023 và 2028). “Vào thời điểm thích hợp Nhà nước ta có thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn như pháp lệnh hoặc Luật về nông nghiệp hữu cơ. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm hiện nay của các nước Liên minh châu Âu, Mỹ về vấn đề này” – TSKH Hà Phúc Mịch nhấn mạnh.Bên cạnh hành lang pháp lý, cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, ban hành chính sách ưu tiên, khuyến khích cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ (giống, phân bón, thức ăn gia súc, thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thú y …)Đồng thời, xây dựng chính sách có quan điểm hướng đến số đông hiện nay tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ là nông dân, các nông hộ, gia trại. Đây là những đối tượng yếu thế cần quan tâm ưu tiên, ngoài mục tiêu kinh tế nông nghiệp hữu cơ còn đóng góp cho chính sách an sinh xã hội.
Ông Đặng Phúc Nguyên -Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho rằng, để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam, cần tập trung tăng cường thông tin trong các Viện, Trường nông nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, Chợ đầu mối nông sản, doanh nghiệp và truyền thông đại chúng về EVFTA, cơ hội thuận lợi và lợi ích xuất khẩu nông sản vào châu Âu. Song song với đó, tăng cường thông tin về tổ chức thực hiện “Nông nghiệp Sinh thái và Thương mại công bằng” trên nền tảng sản xuất G.A.P, Chứng nhận Sinh thái - công bằng chỉ được cấp cho sản phẩm thực hiện đầy đủ nội dung của bộ tiêu chuẩn về khía cạnh môi trường và xã hội bền vững.Ngoài ra, tổ chức đưa “Nông nghiệp Sinh thái và Thương mại công bằng” vào xã hội thông qua các dự án tổ chức và khuyến khích thực hành sinh thái - công bằng, tăng cường áp dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường, phát triển và đa dạng hóa sản xuất các sản phẩm sinh thái - công bằng, thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Nâng cao năng lực của các tổ chức trung gian để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng bền vững thông qua kỹ thuật số, nền tảng điện tử, IoT. Gia tăng thị phần của các sản phẩm áp dụng công nghệ, thiết kế Sinh thái - công bằng ở châu Âu và các khu vực thị trường khác. Nâng cao năng lực tiếp cận tài chính Xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; Tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng bền vững thông qua dự án kêu gọi thực hiện chính sách sản xuất và tiêu dùng bền vững và đối thoại chính sách về Sinh thái - công bằng.
Trung Kiên
- ▪Phát triển nguồn lợi thủy sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn
- ▪Cần lan tỏa mô hình Khu công nghiệp sinh thái trên cả nước
- ▪“Xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số: Xu hướng và sáng kiến chiến lược”
- ▪One Mount Group và tầm nhìn tiên phong xây dựng hệ sinh thái số toàn diện tại Việt Nam
Bình luận
Nổi bật
Co.opmart Và Co.opXtra sale 10 ngày vàng liên tiếp đón Black Friday
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 22:17
(CL&CS) - Từ nay đến 30/11, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai chương trình khuyến mãi kéo dài trong 10 ngày liên tiếp đón siêu khuyến mãi Black Friday.
Long An: Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP sẽ diễn ra vào ngày 28/11/2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:55
(CL&CS) - Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Long An vào sáng ngày 28/11/2024, tại Hội trường Thống Nhất tỉnh. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động trong Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:16
(CL&CS) - Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.