“Xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số: Xu hướng và sáng kiến chiến lược”

(CL&CS) - Ngân hàng số đã thâm nhập vào đời sống, kết hợp cùng các ngành nghề khác tạo thành hệ sinh thái thông minh, toàn diện nhưng chưa tổng thể, chưa đáp ứng được kịp tốc độ công nghệ số.

Trong bối cảnh cả nền kinh tế rơi vào khó khăn và thiệt hại nặng nề do COVID-19, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong mọi ngành nghề đã có bước nhảy vọt.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung

Trong đó, Ngành ngân hàng là ngành kinh tế mở đường, đi đầu trong chuyển đổi số và xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định tại Tọa đàm cấp cao các Lãnh đạo ngân hàng với chủ đề “Xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số: Xu hướng và sáng kiến chiến lược” diễn ra hôm 8/9/2021.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng vấn đề chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt là nhu cầu bức thiết, các dịch vụ của nó đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống.

“Chuyển đổi số cũng là cơ hội, nhiệm vụ, trách nhiệm của ngành ngân hàng, hướng đến thanh toán không dùng tiền mặt. Giờ đây, ngân hàng nào đáp ứng được nhu cầu người dân sẽ có hệ sinh thái lớn nhất và ngay bản thân trong các tổ chức tín dụng cũng phải phối kết hợp với nhau để cùng phát triển”, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu.

Ngành ngân hàng đã có kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, hướng đến năm 2030 được Thống đốc NHNN phê duyệt hồi tháng 5/2021 tại  Quyết định số 810/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. Đây là cơ hội để các ngân hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dùng.

Là ngành đi đầu nhưng khi đi vào thực tế, vấn đề chuyển đổi số của các ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều vấn đề phát sinh như: chưa tương thích về công nghệ, chuyển đổi số chưa đồng bộ…

Quá trình chuyển đổi số của ngân hàng ở Việt Nam chưa mang tính tổng thể, việc đầu tư hạ tầng vẫn chỉ theo nền tảng công nghệ hiện có, chưa đáp ứng được kịp tốc độ công nghệ số. Hệ sinh thái đã được thiết lập nhưng vẫn chưa đầy đủ, chuyển đổi số mới tập trung vào số hóa kênh phân phối, còn lại một số hoạt động như cho vay mới chỉ là bán tự động.  

Tại hội thảo, ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV... cho rằng tiềm năng hệ sinh thái là vô cùng lớn mạnh; hệ sinh thái có ba cấp độ, mỗi ngân hàng cần lựa chọn cuộc chơi trong vòng nào.

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

“Chúng ta cần định hình hệ sinh thái là gì, cần đi từ nội hàm căn bản, trong đó có các phạm trù: khách hàng; kết hợp đa dạng sản phẩm, dịch vụ từ nhiều lĩnh vực khác nhau; nhiều nhà cung cấp khác nhau; cuối cùng là phải được tích hợp dữ liệu trên nền tảng số. Như vậy sẽ tạo ra cơ hội và thách thức cho mỗi ngân hàng”, ông Lực nói. 

Các vấn đề đang được đặt ra trong quá trình chuyển đổi số, đó là xây dựng mối quan hệ và gắn kết khách hàng trong thế giới số; nâng cao trải nghiệm cho khách hàng trong thời kỳ COVID-19; thúc đẩy tích hợp công nghệ và quan hệ đối tác giữa ngân hàng và Fintech; đa dạng hóa các dịch vụ theo mô hình đa kênh nhằm thu hút và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng tái gắn kết khách hàng trong thời kỳ giãn cách…

Theo tư duy của hầu hết các ngân hàng ở 2 năm trước thì chuyển đổi số là đầu tư về công nghệ.  COVID-19 tới cho thấy rõ số hóa không chỉ là vấn đề về công nghệ mà là cần một tư duy kinh doanh khác. Ồng Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) phát biểu.  

Nhìn toàn cảnh về xu hướng phát triển hệ sinh thái ngân hàng số trong bối cảnh “bình thường mới”, các ý kiến tại tọa đàm cho thấy các ngân hàng hiện nay luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, yêu cầu phải có những biện pháp đổi mới hiệu quả và kịp thời.

Quang cảnh 1

Và sức ép cạnh tranh không chỉ đến từ các ngân hàng trong và ngoài nước mà còn đến từ những nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi truyền thống như fintech, các hệ thống bán lẻ, viễn thông, v.v…

Nhu cầu sử dụng đa dạng các dịch vụ ngân hàng số của cả khối khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều tăng cao, khách hàng kỳ vọng nhiều hơn vào các giải pháp cá nhân hóa và tiện lợi cho mọi nhu cầu hàng ngày thông qua một ứng dụng trực tuyến duy nhất.

Kết luận tọa đàm, đồng chí Phó Trưởng Ban Nguyễn Đức Hiển cho biết Ban Kinh tế Trung ương sẽ tổng hợp, chắt lọc và tiếp thu trong quá trình theo dõi thục hiện Nghị quyết 52 và phục xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng chí cũng đề nghị các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu, đóng góp tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng Đề án./.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.