Thứ sáu, 26/11/2021, 15:48 PM

Cần lan tỏa mô hình Khu công nghiệp sinh thái trên cả nước

(CL&CS) - Ban Quản lý Dự án KCN sinh thái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam tổ chức Hội thảo tập huấn "Nâng cao năng lực hiệu quả tài nguyên sản xuất sạch hơn và cộng sinh công nghiệp” từ ngày 19 - 24/11/2021 dưới hình thức trực tuyến .

Đây là một sự kiện quan trọng nhằm cung cấp thông tin về lợi ích của KCN sinh thái, mô hình KCN sinh thái theo khuôn khổ quốc tế, quản lý KCN sinh thái và các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong KCN sinh thái; Giới thiệu khái niệm, phương pháp và công cụ chính trong việc nhận diện và thực hiện các giải pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP); Khái niệm, phương pháp và công cụ chính liên quan đến phát hiện và thực hiện cộng sinh công nghiệp; Trao đổi về mối quan tâm và mong đợi từ Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước và các doanh nghiệp trong KCN; Xây dựng mạng lưới liên lạc của dự án. Đồng thời lập kế hoạch hoạt động của dự án và các bước hỗ trợ tiếp theo của Dự án với các Doanh nghiệp và các bên liên quan tại Khu Công nghiệp Hiệp Phước - Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại Hội thảo (ngày 19/11) ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Dự án cho biết: Dự án "Triển khai KCN sinh thái theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu" với mục tiêu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan; là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình này trong thời gian qua với các KCN đã được thí điểm tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ và tiếp tục phát triển mạnh mô hình này tại Hải Phòng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, gần dự kiến sẽ nhân rộng trên phạm vi cả nước. Hội thảo là sự kiện quan trọng nhằm phổ biến thông tin về mô hình KCN sinh thái không chỉ trong phạm vi các KCN tham gia thí điểm, mà còn tạo hiệu ứng tích cực để phổ biến trên khắp cả nước. Thông qua các Hội thảo, các đại biểu sẽ có nhiều thông tin bổ ích để hỗ trợ cho định hướng phát triển KCN sinh thái trong thời gian tới”.

Ông Lê Thành Quân- Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Dự án

Ông Lê Thành Quân- Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Dự án

Đồng thời Vụ trưởng Lê Thành Quân nhấn mạnh, Dự án "Triển khai KCN sinh thái theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu" với mục tiêu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan; là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình này trong thời gian qua với các KCN đã được thí điểm tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ và tiếp tục phát triển mạnh mô hình này tại Hải Phòng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, gần dự kiến sẽ nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Về phía Nhà tài trợ, ông Đỗ Quang Huy - Đại diện văn phòng Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) chia sẻ: “Việc chuyển đổi các KCN truyền thống sang mô hình KCN sinh thái đòi hỏi phải có các kế hoạch hành động mang tính nhất quán và đồng bộ. Chính phủ cần ban hành những chính sách có tính khuyến khích và thực thi được, các Ban Quản lý KCN nhận thức được tầm quan trọng của mô hình KCN sinh thái trong việc thu hút đầu tư có chất lượng. Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến môi trường, con người và phương pháp quản trị (vì đó là những tài sản vô hình quan trọng tạo nên giá trị cho doanh nghiệp). Chúng tôi hy vọng với sự sẵn sàng của tổ chức quốc tế UNIDO và các đối tác hỗ trợ kỹ thuật, sự cam kết của Chính phủ Việt Nam và quyết tâm của đơn vị đầu tư và quản lý KCN, quá trình chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả”.

Trong phần Chủ trì Hội thảo (ngày 23/11), ông Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Quá trình công nghiệp hóa với tốc độ nhanh tại Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều thách thức về môi trường. Bên cạnh đó ở quy mô toàn cầu, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững các quốc gia sẽ chuyển đổi và định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp thông qua mô hình quản lý tiên tiến; hợp tác, cộng sinh để sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, năng lượng, tài nguyên, chia sẻ dịch vụ dùng chung; hình thành cụm liên kết ngành (cluster) để tối ưu hóa yếu tố sản xuất và thị trường; kết hợp hài hòa, cân đối giữa khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình phát triển, trong đó có khu công nghiệp theo hướng bền vững hơn, phù hợp với Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh, cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 2030 của Liên hợp quốc, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và mới đây nhất là cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị các bên (COP 26) tại Glasgow (Anh) về mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia UNIDO và chuyên gia KCN sinh thái đã chia sẻ nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá KCN sinh thái theo Khung khổ quốc tế về KCN sinh thái.Theo đó, mô hình KCN sinh thái được xác định dựa trên các tiêu chí, cụ thể theo khung khổ quốc tế; Quản lý KCN sinh thái và các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong KCN sinh thái; khái niệm, phương pháp và công cụ chính trong việc nhận diện và thực hiện các giải pháp RECP; khái niệm, phương pháp và công cụ chính liên quan đến phát hiện và thực hiện cộng sinh công nghiệp.

Bà Lê Thanh Thảo-Trưởng Đại diện Quốc gia, Văn phòng Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) tại Việt Nam

Bà Lê Thanh Thảo-Trưởng Đại diện Quốc gia, Văn phòng Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) tại Việt Nam

Trong ngày Hội thảo cuối (24/11),trình bày về phương pháp tiếp cận Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn trong công nghiệp, bà Nguyễn Thị Truyền, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường (NERC) cho rằng: Sản xuất sạch hơn là công cụ của bốn yếu tố sau: quản lý, kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao cao chất lượng sản phẩm. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn cho hàng trăm doanh nghiệp, tôi thấy rằng, sản xuất sạch hơn không ở đâu xa, mà len lỏi trong chính công việc hàng ngày của người công nhân. Nếu Ban lãnh đạo doanh nghiệp có sự quyết tâm, quản lý tốt, hình thành được đội sản xuất sạch hơn, hoạt động hiệu quả với sự tư vấn của các chuyên gia lành nghề, đồng thời liên tục đào tạo hướng dẫn, thiết lập hệ thống giám sát dữ liệu, bên cạnh đó không ngừng cải tiến trong quá trình sản xuất và thực hiện giải pháp kỹ thuật, biến hoạt động này trở thành một cấu phần trong hoạt động sản xuất của mình thì RECP chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp.

Qua chương trình Hội thảo trực tuyến này, Ban tổ chức kỳ vọng Hội thảo sẽ góp phần chuẩn bị cho kế hoạch nhân rộng mô hình KCN sinh thái trên cả nước, phát huy vai trò tích cực với chiến lược phát triển bền vững của quốc gia với các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các bên liên quan.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:08

(CL&CS) - Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật mật mã và mã khối MKV.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.