Xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh

(CL&CS)- Theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong tháng 4 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong tháng 4 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong tháng 4 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD. Như vậy, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng ngành dệt may phải xuất khẩu trên 4,2 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong tháng 4 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phát biểu tại diễn đàn “Thúc đẩy năng lượng xanh trong khu công nghiệp: Giải pháp cho doanh nghiệp triển khai hiệu quả”, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp được tổ chức mới đây, ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), ngành dệt may chịu nhiều áp lực từ những biến động của môi trường kinh doanh toàn cầu, căng thẳng địa chính trị và thuế quan từ Mỹ.

Theo đó, xung đột Nga - Ukraine tác động đến giá năng lượng. Còn xung đột ở Trung Đông tác động đến cước vận chuyển. Các chuyến tàu phải đi đường vòng thay vì qua kênh đào Suez khiến giá cước tăng lên. Chủ nghĩa bảo hộ đang ngày càng leo thang, đặc biệt là sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng.

Đối với thuế của Mỹ, Việt Nam là một trong những nước chịu mức thuế cao nhất. Hiện Việt Nam đang đàm phán nhưng mức thuế 10% đã có hiệu lực.

Tổng Thư ký VITAS cho biết, hiện tại các doanh nghiệp trong ngành đang chạy đua với thời gian để tận dụng 90 ngày, giao hàng cho khách. Bên cạnh đó, VITAS cũng khuyến cáo các doanh nghiệp chia sẻ mức thuế 10% với các khách hàng Mỹ.

Đại diện của VITAS cho biết: Hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp phối hợp với các nhãn hàng chia sẻ rủi ro và chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cần tích cực đàm phán với các nhãn hàng để cùng tồn tại, có thể chia sẻ 3 – 5%.

Theo ông Trương Văn Cẩm, lợi nhuận của ngành mỏng mà mức thuế cao hơn so với đối thủ cạnh tranh sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu. Do vậy, ngành đặt hy vọng vào đoàn đàm phán để có thể đạt được thoả thuận về mức thuế chấp nhận được, không cao hơn so với các nước xuất khẩu cùng mặt hàng.

Ngoài chính sách thuế của Mỹ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS Trương Văn Cẩm cho biết thêm: tại các thị trường khác như EU đang đưa ra các yêu cầu mới về giảm phát thải khí nhà kính. Hay hầu hết thương hiệu lớn đã tham gia vào chương trình Hiến chương các thương hiệu thời trang về hành động vì khí hậu, trong đó cam kết các nhà cung cấp thực hiện lộ trình giảm phát thải với các mục tiêu: giảm 30% vào 2030 và phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Trước những áp lực trên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS nhấn mạnh đến việc chung tay hành động kịp thời từ Chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp trong việc thích ứng với giai đoạn phát triển mới.VITAS khuyến cáo các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ và phối hợp đàm phán các nhãn hàng nhằm chia sẻ rủi ro, cùng tạo dựng mối quan hệ lâu dài. Với các đơn hàng đã ký kết cần khẩn trương giao hàng.

Ông Trương Văn Cẩm khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may cần tái cấu trúc thị trường xuất khẩu để giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Cùng với đó, các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh đa dạng hoá thị trường, tập trung khai thác các thị trường xuất khẩu mới và nâng cao năng lực, nguồn lực phát triển. Trong các nguồn lực, năng lượng xanh được doanh nghiệp rất quan tâm.

Đại diện các doanh nghiệp dệt may mong muốn, thời gian tới, Chính phủ quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng xanh. Cụ thể, hỗ hỗ trợ vốn, hỗ trợ thuế cho dự án xanh, đào tạo nguồn nhân lực…

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh

sự kiện🞄Thứ hai, 19/05/2025, 15:42

(CL&CS)- Theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong tháng 4 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủ tướng: Thương trường là chiến trường, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng: Thương trường là chiến trường, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu

sự kiện🞄Chủ nhật, 18/05/2025, 20:56

Trình bày chuyên đề tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng "thương trường là chiến trường", cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thương nhân - chiến sĩ trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hai công trình khoa học được trảo Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025

Hai công trình khoa học được trảo Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025

sự kiện🞄Thứ bảy, 17/05/2025, 10:02

(CL&CS)- Ngày 16/5, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025.