Thứ hai, 22/05/2023, 15:19 PM

Xuất khẩu dệt may có khả năng phục hồi vào cuối năm

(CL&CS) - Đại diện Vitas dự báo sự sụt giảm về đơn hàng, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may có thể kéo dài sang quý 3 và ít nhất sang quý 4 mới dần phục hồi.

4 tháng năm 2023, xuất khẩu dệt may cả nước đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước .

4 tháng năm 2023, xuất khẩu dệt may cả nước đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước .

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), tháng 4/2023, xuất khẩu dệt may Việt Nam giảm 20,6% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,06 tỷ USD (cùng kỳ năm trước đạt 3,86 tỷ USD).

Lũy kế 4 tháng năm 2023, xuất khẩu dệt may cả nước đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước (trị giá tuyệt đối giảm gần 3 tỷ USD). Như vậy, kể từ quý 4/2022, xuất khẩu dệt may liên tiếp tăng trưởng âm.

Về thị trường, trong tháng 4, thống kê cho thấy tất cả các thị trường xuất khẩu chính đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Mỹ giảm 30%, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,15 tỷ USD; thị trường Liên minh châu Âu (EU) giảm 9,7%, đạt 349 triệu USD; thị trường Hàn Quốc giảm 21%, đạt 237 triệu USD và Nhật Bản giảm 3%.

Tính chung 4 tháng, chỉ duy nhất thị trường Nhật Bản tăng 6,6%, còn lại thị trường Mỹ và Trung Quốc giảm trên 30% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

Vinatex nhận định, tổng cầu dệt may thế giới trong kịch bản kinh tế thế giới suy giảm (không suy thoái) dự báo chỉ quanh mức 700 tỷ USD, thấp hơn năm 2020 - thời điểm xảy ra dịch Covid-19 do không còn nhu cầu đồ bảo hộ. Trong trường hợp kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, tổng cầu dệt may chỉ quanh mức 650 tỷ USD, giảm khoảng 13% (tương ứng 100 tỷ USD) so với năm 2022.

Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset đánh giá, ngành dệt may cũng đối mặt với rủi ro đối tác tăng lên trong ngắn hạn, bởi bên cạnh khả năng nhu cầu suy giảm, nền kinh tế khó khăn gia tăng rủi ro liên quan đến đối tác thương mại ở các thị trường xuất khẩu chính.

Mặc dù triển vọng kinh tế chung nhiều khả năng gặp khó, tuy nhiên ngành dệt may tại Việt Nam trong năm 2023 vẫn có sự hỗ trợ tích cực ở một số khía cạnh.

Chuyên gia cho rằng bán lẻ hàng thời trang ở các thị trường chính vẫn tăng trưởng dương cho thấy nhu cầu mua sắm hàng thời trang vẫn được duy trì mặc dù triển vọng kinh tế kém khả quan.

Chuỗi giá trị ngành dệt may thế giới bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế thấp khiến chi phí đầu vào của ngành dệt may như giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải biển giảm mạnh. Điều này hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát chi phí và duy trì biên lợi nhuận trong bối cảnh lạm phát tăng cao và giá bán đầu ra gặp áp lực vì lực cầu giảm.

Cùng với xuất khẩu yếu đi, hoạt động sản xuất cũng có các tín hiệu khó khăn khi IIP trong 4 tháng đầu năm 2023 nhìn chung không ghi nhận tăng trưởng. Chỉ số sử dụng lao động cả hai mảng dệt và may mặc đều đi xuống với tốc độ khá tương đồng giai đoạn quý 3/2021.

Nhìn chung, Mirae Asset cho rằng, với tình hình hiện tại, tiêu thụ sẽ chỉ đi lên khi các dấu hiệu tốt lên của nền kinh tế xuất hiện và người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu trở lại. Do đó, trong năm 2023, tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục ở mức thấp và xuất khẩu sợi vẫn suy yếu.

Nhận định về những áp lực từ thị trường tài chính tới các doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2023, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, những áp lực từ thị trường tài chính nói chung mà giới kinh doanh đang đối mặt là: áp lực trả nợ vay và lãi vay do sản xuất kinh doanh khó khăn; Fed tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao; nhu cầu vốn lớn cho chuyển đổi xanh, phát triển năng lượng tái tạo, kinh doanh tuần hoàn, truy soát nguồn gốc về lao động và môi trường để đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu như EU, Mỹ…

Theo ông Trương Văn Cẩm cho rằng tình hình kinh tế ảm đạm đang tác động rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân và lượng đơn hàng của doanh nghiệp.

Từ cuối quý 3/2022 đến nay, ngành dệt may đã bắt đầu ngấm đòn của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, cả đơn hàng và đơn giá đều giảm tới 20-30%, cá biệt một số mặt hàng giá giảm tới 40-50%. Đây là điều chưa từng xảy ra với ngành dệt may.

Ngoài yếu tố vĩ mô, ngành dệt may hiện đang chịu thêm một “quả tạ” mang tên hàng tồn kho cao. Sau khi dịch Covid-19 hạ nhiệt, các đối tác tăng mua vào nên nửa đầu năm 2022, đơn hàng dệt may rất nhiều, giá xuất khẩu tốt.

Tuy nhiên, hàng giao đến tay khách hàng cũng là lúc kinh tế suy giảm, tiêu thụ kém, hiện tồn kho của các nhãn hàng vẫn còn tới 25-30%. Cùng với đó, chi phí vốn tăng cao trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp.

“Sự sụt giảm về đơn hàng, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may có thể kéo dài sang quý 3 và ít nhất sang quý 4 mới dần phục hồi”, ông Trương Văn Cẩm nói.

Tuy nhiên, bước sang năm 2023, áp lực tài chính xuất hiện từ cuối năm 2022 tiếp tục tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn dự trữ hoặc đã phải sa thải nhân công, giảm giờ làm, sản xuất cầm chừng để duy trì lực lượng lao động.

                                                                                            

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Đắk Lắk: Đảm bảo nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Đắk Lắk: Đảm bảo nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - Tuần lễ có chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng biến đổi khí hậu”, được tổ chức từ ngày 29/4/2024 đến ngày 6/5/2024, có thể kéo dài đến ngày Môi trường thế giới (5/6/2024) và lồng ghép với các sự kiện và ngày lễ lớn khác.

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:22

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước và đánh giá sự phù hợp chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.