Vốn hóa 27 ngân hàng niêm yết đạt 1,8 triệu tỷ đồng

(CL&CS) - Chỉ có 27 đơn vị niêm yết nhưng vốn hóa của ngành ngân hàng lên đến 1,8 triệu tỷ đồng, quyết định sự tăng, giảm của các chỉ số chứng khoán, đặc biệt là VN-Index và VN30.

Vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 25/8, vốn hóa thị trường của 27 ngân hàng niêm yết đạt 1.805.959 tỷ đồng.

Vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 25/8, vốn hóa thị trường của 27 ngân hàng niêm yết đạt 1.805.959 tỷ đồng.

Chiếm 36,6% vốn hóa sàn HOSE

Trong 27 ngân hàng niêm yết có 17 ngân hàng niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), 2 niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và 8 đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Đóng cửa phiên giao dịch 25/8, vốn hóa của các ngân hàng niêm yết tại HOSE có giá trị 1,73 triệu tỷ đồng, chiếm đến 36,6% vốn hóa sàn HOSE và đều nằm trong top 40. Thậm chí có 13 mã ngân hàng trong rổ VN30, chiếm tỷ lệ 43,3%.

Hai ngân hàng niêm yết tại HNX và 8 ngân hàng đăng ký giao dịch tại UPCoM có vốn hóa lần lượt 14.491 tỷ đồng và 55.587 tỷ đồng. Trong thời gian tới, sàn HOSE sẽ đón nhận các cổ phiếu NAB, ABB, VBB, BVB… chuyển từ UPCoM.

Hiện nay, vốn hóa của VCB đang dẫn đầu ngành ngân hàng lẫn thị trường chứng khoán Việt Nam với 481.780 tỷ đồng, gần gấp đôi cổ phiếu xếp sau là VIC.

Các vị trí tiếp theo về vốn hóa là BID (228.645 tỷ đồng), CTG (149.699 tỷ đồng), VPB (135.607 tỷ đồng), TCB (118.355 tỷ đồng).

Các ngân hàng có vốn hóa thấp nhất gọi tên VAB (4.212 tỷ đồng), KLB (4.808 tỷ đồng), SGB (4.928 tỷ đồng), BVB (5.217 tỷ đồng), VBB (5.398 tỷ đồng).

Thi gia

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh

Sau cú sốc giảm mạnh của thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2021-2022, nhiều cổ phiếu ngân hàng chịu chung số phận khi giảm trên 50%, thậm chí giảm 70-80% giống như các cổ phiếu penny trên thị trường.

Từ đỉnh năm 2021 tới đáy năm 2022, cổ phiếu KLB giảm mạnh nhất với 78,4%. Tiếp theo là các cổ phiếu ngân hàng giảm sốc khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ phải than khóc. Đó là BVB (-77,8%), VBB (-77,2%), VAB (-74,6%), PGB (-71,6%), NVB (-70,7%).

Sau khi thị trường chứng khoán lập đáy vào 16/11/2022, các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng. LPB, PGB, NAB, STB là những mã tăng trên 100% kể từ đáy năm 2022.

Mặc dù chỉ tăng 64,2% và không nằm trong top tăng mạnh nhất ngành ngân hàng nhưng VCB đã lập đỉnh cao lịch sử. Điều này giúp vốn hóa của VCB lớn nhất ngành ngân hàng lẫn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các cổ phiếu SSB, BID đã hồi phục về vùng đỉnh lịch sử từng thiết lập trong quá khứ khi chỉ còn giảm lần lượt -5,2% và -9,5% so với giá đỉnh.

Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu đang giao dịch tại thị trường UPCoM vẫn còn giảm rất sâu so với đỉnh như: KLB (-68,7%); NVB (-65,4%); VAB (-61,2%), BVB (-58%), VBB (-57%), BAB (-56,5%), ABB (-49,8%).

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025, Nam A Bank đặt mục tiêu 5.000 tỷ đồng lợi nhuận

Năm 2025, Nam A Bank đặt mục tiêu 5.000 tỷ đồng lợi nhuận

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:02

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay tăng 10% so với năm 2024 và vốn điều lệ tăng từ 13.726 tỷ đồng lên 18.007 tỷ đồng.

Giá vàng nhẫn trong nước tăng cao phá mọi kỷ lục

Giá vàng nhẫn trong nước tăng cao phá mọi kỷ lục

sự kiện🞄Thứ năm, 20/03/2025, 15:55

(CL&CS)- Giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, trong đó vàng nhẫn xuất hiện mức giá cao kỷ lục mới 100,4 triệu đồng/lượng.

Đẩy mạnh tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

Đẩy mạnh tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:45

(CL&CS)- Theo ông Bùi Huy Thọ, Giám đốc NHNN chi nhánh Khu vực 10, các tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phù hợp cơ cấu kinh tế khu vực, trong đó tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của địa phương.