Vượt qua Vingroup, Vietcombank trở thành quán quân về vốn hóa

(CL&CS) - Vốn hóa thị trường của Vietcombank đạt 402.413 tỷ đồng vượt qua Vingroup trở thành quán quân vốn hóa lớn nhất sàn HOSE cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam.

Top 10 vốn hóa lớn nhất sàn HOSE. (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Top 10 vốn hóa lớn nhất sàn HOSE. (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Ngày 18/6, cổ phiếu VCB của Vietcombank tăng 5,5% lên 108.500 đồng/cổ phiếu. Đây là đỉnh cao lịch sử của cổ phiếu VCB trong 12 niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Trong suốt thời gian đó, cổ phiếu VCB tăng 5,13 lần, tương đương mức lãi kép 14,6%/năm.

Cổ phiếu VCB tăng giá 5,5% trong ngày 18/6 giúp vốn hóa của Vietcombank đạt 402.413 tỷ đồng vượt qua vốn hóa 397.097 tỷ đồng của Vingroup.

Vốn hóa của Vingroup bị Vietcombank soán ngôi quán quân đến từ việc cổ phiếu VIC đã giảm 19,5% so với đỉnh được thiết lập vào ngày 20/4 vừa qua. Tại thời điểm đó, vốn hóa của Vingroup đạt 493.497 tỷ đồng. Nhưng trong 2 tháng qua, cổ phiếu VIC giảm giá mạnh khiến vốn hóa Vingroup “bốc hơi” 96.399 tỷ đồng.

Cổ phiếu VIC niêm yết tại HOSE từ năm 2007, từ đó đến nay, VIC tăng giá 21,5 lần, tương đương mức lãi kép 24,49%/năm. Nếu xét cùng thời điểm với VCB, cổ phiếu VIC tăng 24 lần, tương đương mức lãi kép 33,33% - một tỷ suất sinh lời hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngoài việc giữ vị trí quán quân trên thị trường chứng khoán, vốn hóa của Vietcombank còn lớn hơn tổng vốn hóa của VietinBank và BIDV là 2 ngân hàng đều có quy mô lớn hơn Vietcombank về tổng tài sản, vốn điều lệ, tiền gửi khách hàng, cho vay khách hàng.

Hiện nay, top 10 vốn hóa gọi tên Vietcombank (mã VCB), Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM), Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Vinamilk (VNM), VietinBank (CTG), BIDV (BID), Techcombank (TCB), PV Gas (GAS), VPBank (VPB). Vốn hóa của top 10 này đạt 2.501.227 tỷ đồng, chiếm 48,39% vốn hóa tại HOSE.

Biến động giá cổ phiếu của top 10 vốn hóa lớn nhất sàn HOSE.

Biến động giá cổ phiếu của top 10 vốn hóa lớn nhất sàn HOSE.

Trong nhóm 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất HOSE, cổ phiếu BID và VNM đều giảm bất chấp chỉ số VN-Index tăng 24,8% so với đầu năm. Cổ phiếu VNM đã giảm 13,5% còn BID giảm 3,7% dù ngành ngân hàng đang dẫn dắt VN-Index liên tục chinh phục những mốc cao lịch sử.

Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là VPB tăng 104,6%, HPG tăng 71%, TCB tăng 61,9%, CTG tăng 48,2%...

Năm 2021, Vietcombank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 5%; tín dụng tăng 10,5% và có điều chỉnh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; huy động vốn phù hợp nhu cầu sử dụng vốn, dự kiến là 7%. Tỷ lệ nợ xấu duy trì mức dưới 1%.

Lợi nhuận hợp nhất tăng 11% trong đó, lợi nhuận ngân hàng mẹ là 25.000 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức là 8%. Năm nay, ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng.

Bình luận

Nổi bật

Sẽ có một Eximbank mới về hình ảnh và vị thế

Sẽ có một Eximbank mới về hình ảnh và vị thế

sự kiện🞄Thứ ba, 29/04/2025, 19:50

(CL&CS) - Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trong phần thảo luận, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của ngân hàng này diễn ra sáng 29/4, tại Hà Nội.

Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số, tín chỉ carbon trong tín dụng ngân hàng

Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số, tín chỉ carbon trong tín dụng ngân hàng

sự kiện🞄Thứ hai, 28/04/2025, 15:00

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hà Nội, Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng – Những vấn đề quan tâm hiện nay” diễn ra với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách; chuyên gia quốc tế và trong nước; đại diện tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước…

Năm 2025, MB đặt kế hoạch 31.712 tỷ đồng lợi nhuận, mua 100 triệu cổ phiếu quỹ

Năm 2025, MB đặt kế hoạch 31.712 tỷ đồng lợi nhuận, mua 100 triệu cổ phiếu quỹ

sự kiện🞄Thứ hai, 28/04/2025, 08:07

(CL&CS) - Năm 2025, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 10%, đạt 31.712 tỷ đồng - đây là mức lợi nhuận cao nhất của nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh trong năm nay.