Vì sao IELTS và nhiều chứng chỉ quốc tế bị hoãn thi đột ngột?

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trả lời chính thức về việc tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam, vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

Ngày 10/11, trả lời báo chí, ông Nguyễn Hữu Độ - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết thời gian qua, hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ nói chung, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nói riêng của nước ngoài có xu hướng phát triển cả về quy mô, hình thức, ngôn ngữ.

Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của người dự thi lấy chứng chỉ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng xác định được năng lực ngoại ngữ của người lao động.

Theo ông Độ, bên cạnh những mặt tích cực, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề bất cập, như hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam thời gian qua được triển khai tràn lan với rất nhiều loại chứng chỉ, nhiều ngôn ngữ khác nhau mà không được kiểm soát về chất lượng.

Việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam chủ yếu tuân thủ theo quy định của đối tác nước ngoài, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện, tiêu chí liên kết tổ chức thi của Việt Nam (về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ cán bộ coi thi, giám sát... ) dẫn đến một số tiêu cực mà báo chí trong và ngoài nước đã phản ánh như: thi hộ, gian lận trong hồ sơ, giả mạo giấy tờ...

Những tiêu cực này gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được cấp chứng chỉ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các tổ chức triển khai thi, cấp chứng chỉ nghiêm túc; người dân lúng túng trong việc lựa chọn chứng chỉ, đơn vị tổ chức thi để được cấp chứng chỉ; gây thất thu thuế nhà nước và giảm sức hút, sự minh bạch của môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.

Trả lời về việc một số tổ chức thông báo dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết nguyên nhân là do các bên liên kết chưa làm hồ sơ hoặc chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo quy định.

Để được tổ chức liên kết thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, các bên liên kết cần làm hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo quy định. Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo mẫu số 08 tại phụ lục ban hành kèm theo nghị định.

- Thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài.

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết.

- Đề án tổ chức thi để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo mẫu số 09 tại phụ lục ban hành kèm theo nghị định.

Nếu hồ sơ đảm bảo các yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xử lý nhanh nhất để bảo đảm đúng quy định hiện hành (thời gian thẩm định và phê duyệt theo quy định là 20 ngày).

Đăng Hoàng

Bình luận

Nổi bật

Hội nghị đầu tư 2025 Bà Rịa-Vũng Tàu: Tạo không gian, động lực phát triển mới

Hội nghị đầu tư 2025 Bà Rịa-Vũng Tàu: Tạo không gian, động lực phát triển mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 30/05/2025, 14:22

Sáng 30/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự và phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2025 của Bà Rịa-Vũng Tàu với chủ đề: "Lựa chọn Bà Rịa-Vũng Tàu".

Sau gần 10 năm, Vinatex đề xuất không chia cổ tức cho cổ đông

Sau gần 10 năm, Vinatex đề xuất không chia cổ tức cho cổ đông

sự kiện🞄Thứ sáu, 30/05/2025, 09:46

(CL&CS)- Tập đoàn Vinatex vừa đưa ra đề xuất chưa từng có trong gần 10 năm qua, đó là không chia cổ tức cho năm tài chính 2024. Quyết định này phản ánh chiến lược tập trung nguồn lực tài chính để đối phó với những thách thức và cơ hội trong ngành dệt may toàn cầu trong bối cảnh hiện nay.

Từ đồng ruộng đến công nghệ cao: Nghị quyết 68 mở đường cho nông nghiệp thông minh

Từ đồng ruộng đến công nghệ cao: Nghị quyết 68 mở đường cho nông nghiệp thông minh

sự kiện🞄Thứ sáu, 30/05/2025, 09:35

(CL&CS) - Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh, Nghị quyết 68/NQ-CP là một bước đột phá quan trọng về mặt tư duy phát triển, thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của Chính phủ trong việc thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.