VARS: Phát triển nhà ở xã hội nhiều vấn đề “trăn trở”
(CL&CS)- Theo VARS, mặc dù quá trình triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp đã có nhiều kết quả bứt phá trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc triển khai phân khúc nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vấn đề “trăn trở”.

VARS cho biết, sau hàng loạt chính sách, chỉ đạo, hỗ trợ và cam kết, kết quả triển khai Đề án 1 triệu căn NOXH vẫn cách xa mục tiêu đề ra.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng về Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) giai đoạn 2021 - 2030, luỹ kế đến nay đã thực hiện triển khai trên địa bàn cả nước 657 dự án với quy mô 597.152 căn.
Trong đó, mới có 103 dự án hoàn thành với quy mô 66.755 căn. Ngoài ra, có 140 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 124.352 căn, 414 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 406.045 căn.
Tuy nhiên, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, sau hàng loạt chính sách, chỉ đạo, hỗ trợ và cam kết, kết quả triển khai Đề án 1 triệu căn NOXH vẫn cách xa mục tiêu đề ra. Quá trình triển khai thực hiện chính sách về NOXH vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục, giải quyết.
Đầu tiên, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội vẫn hạn hẹp. Nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất hợp lý cho phát triển nhà ở xã hội. Thứ hai, thủ tục đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội còn phức tạp. Thứ ba, nguồn vốn và cơ chế tín dụng cho nhà ở xã hội cũng chưa phù hợp. Việc phát triển nhà ở xã hội chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và ngân hàng thông qua vay tín dụng.
Để tháo gỡ những trăn trở còn tồn tại, VARS cho rằng, cần xác định vai trò đảm bảo nhà ở cho những đối tượng chính sách, cho người tham gia lao động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác. Nhằm tạo ra giá trị kinh tế, phát triển và bảo vệ đất nước. Vai trò chủ đạo là Nhà nước, là chính quyền các địa phương. Do vậy phải đảm bảo mọi điều kiện cần và đủ để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội Như: Quỹ đất, thủ tục, nguồn vốn… Doanh nghiệp được các định là đối tượng được mời tham gia thực hiện, tạo điều kiện để họ vận dụng năng lực kinh nghiệm triển khai phát triển nhà ở xã hội theo các chương trình mà nhà nước, địa phương xác lập
VARS đề xuất, để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, các địa phương cần quy hoạch, bố trí quỹ đất hợp lý, đưa chỉ tiêu vào kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm và 5 năm. Cần chủ động tạo lập quỹ đất sạch thông qua thu hồi, đền bù bằng ngân sách hoặc theo hình thức BT, PPP, đổi đất lấy hạ tầng. Khuyến khích doanh nghiệp có sẵn quỹ đất tham gia phát triển nhà ở xã hội với cơ chế hỗ trợ chuyển mục đích sử dụng đất, miễn giảm nghĩa vụ tài chính; linh hoạt chuyển đổi các dự án chưa phù hợp thành dự án nhà ở xã hội.
Về thủ tục, cần đơn giản hóa quy trình đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư qua hình thức chỉ định thầu minh bạch, giảm điều kiện về năng lực, vốn, kinh nghiệm. Áp dụng hậu kiểm với nội dung không cốt lõi, cắt giảm thủ tục chồng chéo, kéo dài thời gian phê duyệt.
Về vốn, cần thành lập các quỹ phát triển nhà ở xã hội ở trung ương và địa phương, huy động từ quỹ đất, ngân sách, doanh nghiệp. Thúc đẩy mô hình quỹ đầu tư, quỹ tín thác bất động sản cho phân khúc này; đồng thời ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp và người dân.
Địa phương cần chủ động chính sách theo đặc thù thực tế: phát triển nhà cho thuê, đa dạng mô hình, lựa chọn đúng đối tượng, tăng cường giám sát và xử lý nghiêm vi phạm.
Về chính sách đầu ra, cần minh bạch và đơn giản hóa thủ tục xác định đối tượng thụ hưởng, chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm. Có chính sách hỗ trợ cho thuê – thuê mua đối với nhóm người lao động không đủ năng lực tài chính để mua nhà. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở xã hội để đảm bảo công bằng, minh bạch và đồng bộ trong tiếp cận.
Cuối cùng, VARS cho rằng, việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực của một vài doanh nghiệp hoặc chỉ là mục tiêu trong các văn bản quy hoạch, mà đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện, dài hạn và có hiệu quả thi hành cao từ các cấp chính quyền.
Để tháo gỡ những trăn trở còn tồn tại, cần một tư duy mới trong quản lý và điều hành, coi phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ bắt buộc trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương, là trách nhiệm dẫn dắt của Nhà nước thay vì phó mặc cho cơ chế thị trường. Chỉ khi nào nhà ở xã hội thật sự trở thành một phần không thể thiếu trong quy hoạch đô thị, có tính hấp dẫn đối với doanh nghiệp, dễ tiếp cận với người dân, và có cơ chế vận hành ổn định, khi đó Đề án hoàn thành ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội mới đạt kết quả cao, góp phần xây dựng một xã hội phát triển hài hòa, nhân văn và bền vững
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
VARS: Phát triển nhà ở xã hội nhiều vấn đề “trăn trở”
sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 07:11
(CL&CS)- Theo VARS, mặc dù quá trình triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp đã có nhiều kết quả bứt phá trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc triển khai phân khúc nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vấn đề “trăn trở”.
Bộ Xây dựng: Giá bất động sản vẫn đang tiếp tục đi lên
sự kiện🞄Thứ năm, 22/05/2025, 08:30
(CL&CS)- Bộ Xây dựng cho rằng, giá bất động sản vẫn đang tiếp tục đi lên. Đặc biệt, sau thông tin sáp nhập, một số địa phương đã xuất hiện tình trạng tăng giá cục bộ.
Nhiều động lực đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
sự kiện🞄Thứ năm, 22/05/2025, 08:29
(CL&CS)- Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2025, Bộ Xây dựng cho biết, trong quý I, cả nước có 11 dự án nhà ở xã hội quy mô 4.155 căn đã hoàn thành.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.