Tuân thủ các tiêu chuẩn Halal khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Đông
(CL&CS) - Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực Trung Đông sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
Thị trường tiềm năng
Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.

Trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Đông, cá ngừ và cá tra là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm lần lượt 31% và 40% XK thúy sang sang khu vực này. Cá ngừ ghi nhận mức tăng trưởng 44%, đạt gần 105 triệu USD trong 11 tháng, với cá ngừ đóng hộp và đóng túi xuất khẩu sang khu vực này tăng gấp hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm cá ngừ đóng hộp, đặc biệt là trong dầu hoặc nước muối, đang được người tiêu dùng Trung Đông ưa chuộng nhờ vào sự tiện lợi và khả năng bảo quản lâu dài. Do vậy, sản phẩm đóng hộp và đóng túi chiếm gần 70% XK cá ngừ Việt Nam sang Trung Đông.
Bên cạnh cá ngừ, cá tra cũng là một sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang Trung Đông, với mức tăng trưởng 13%, đạt trên 134 triệu USD. Cá tra phi lê, cắt khúc và cá nguyên con đông lạnh tiếp tục chiếm ưu thế nhờ vào tính tiện lợi và dễ chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng tại khu vực này.
Trung Đông, với các nền kinh tế mạnh mẽ như Israel, Arap Xê ut, UAE và Qatar, đang trở thành một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng nhất. Những quốc gia này không chỉ có nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao mà còn có những tiêu chuẩn khắt khe như yêu cầu sản phẩm phải được chứng nhận Halal, điều này tạo ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Israel là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khu vực, chiếm gần 30% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Đông, chủ yếu là cá ngừ đóng hộp. Mức tăng trưởng của thị trường này lên tới 35% trong 11 tháng đầu năm 2024. Các quốc gia khác như UAE, Arap Xê ut, Qatar và Cô oét cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. UAE, ví dụ, có mức tăng trưởng đạt 28%, trong khi Ai Cập và Iraq cũng tiếp tục gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm cá tra.
Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông là tiêu chuẩn Halal. Do đa số các quốc gia Trung Đông theo đạo Hồi, sản phẩm thủy sản phải được chứng nhận Halal để đảm bảo tính hợp pháp theo tôn giáo. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chế biến, giết mổ và bảo quản thủy sản.
Ngoài ra, những thách thức về tình hình chính trị và xung đột khu vực cũng có thể tác động đến chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Trung Đông. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Đông đang chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là việc giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, các quốc gia như Israel, UAE, Saudi Arabia và Qatar vẫn duy trì nhu cầu cao về thủy sản, tạo cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam.
Tóm lại, Trung Đông là một thị trường xuất khẩu thủy sản đầy tiềm năng, với mức tăng trưởng mạnh mẽ và nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao. Các sản phẩm như cá ngừ, cá tra và một số loại cá nước ngọt khác có cơ hội lớn để mở rộng thị phần tại khu vực này. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu cần chú trọng đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn Halal và chuẩn bị kỹ lưỡng trước những yếu tố ảnh hưởng như tình hình chính trị và xung đột khu vực. Với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Đông, ngành thủy sản Việt Nam có thể hy vọng vào sự phát triển bền vững tại thị trường này trong tương lai.
Cát Tường
- ▪Xây dựng tiêu chuẩn riêng về dán nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm
- ▪Hội thảo: Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm
- ▪Tiêu chuẩn TCVN 13884:2023 về nhiên liệu sinh học rắn
- ▪Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13959-4:2024 xác định độ bền uốn kính hình lòng máng
Bình luận
Nổi bật
Kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu làm thuốc
sự kiện🞄Thứ năm, 05/06/2025, 08:32
(CL&CS)- Ngày 3/6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất thuốc về việc tăng cường tuân thủ tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc" (GMP) và kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất tại các cơ sở sản xuất thuốc.
Thủ tướng: 'Làm ngày làm đêm, làm thêm ngày nghỉ' để hoàn thành công việc
sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 13:56
Sáng 4/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2025 về tình hình kinh tế - xã hội, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trong tháng 5 và 5 tháng năm 2025; các nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2025 và trong thời gian tới.
Tiêu chuẩn BS 8887-221:2024 - Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành chiếu sáng
sự kiện🞄Thứ ba, 03/06/2025, 15:24
(CL&CS) - Tiêu chuẩn mới do BSI công bố, hướng dẫn tái sản xuất thiết bị chiếu sáng, giảm thiểu chất thải và phát thải khí nhà kính, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm bền vững.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.