Thứ tư, 18/12/2024, 11:44 AM

Tiêu chuẩn TCVN 13884:2023 về nhiên liệu sinh học rắn

(CL&CS) - Xác định nhiệt lượng, hàm lượng ẩm, hàm lượng tro... của nhiên liệu sinh học rắn theo Tiêu chuẩn TCVN 13884:2023 góp phần tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, bảo vệ môi trường.

Nhiên liệu sinh học (Biofuels) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ nguồn năng lượng được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa,...), ngũ cốc (lúa mỳ, đậu tương...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải...).

Với tình hình nguồn cung cấp các loại nhiên liệu hoá thạch ngày càng hạn chế, tình trạng cạn kiệt nguồn năng lượng đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với nhiều quốc gia, an toàn năng lượng trở nên cấp bách đối với tất cả các nước trên thế giới. Chính phủ nhiều quốc gia đã và đang nỗ lực trong việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, ưu tiên hàng đầu sẽ là các nguồn năng lượng tái sinh và thân thiện với môi trường, một trong số đó là nhiên liệu sinh học.

Trong đó nhiên liệu sinh học rắn được sử dụng phổ biến nhất là gỗ dưới dạng khúc gỗ, viên nén, than bánh, dăm gỗ và cả rơm. Hơn 90% nhiên liệu rắn hiện nay được sử dụng để tạo ra nhiệt. Nhiên liệu rắn chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp như nhiệt điện, luyện kim, đun nấu, phân bón,… Tuy nhiên để sử dụng một cách có hiệu quả các nhiên liệu sinh học rắn vào các ngành công nghiệp tái tạo thì trước hết nên tiến hành các mẫu thử đảm bảo theo tiêu chuẩn.

1

Nhiên liệu sinh học rắn góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa

Căn cứ tại Tiêu chuẩn TCVN 13884:2023 Nhiên liệu sinh học rắn - Chuẩn bị mẫu thử đưa ra các phương pháp để giản lược mẫu gộp (hoặc mẫu đơn) thành các mẫu phòng thử nghiệm, và từ mẫu phòng thử nghiệm thành các mẫu con và các mẫu phân tích chung, được áp dụng cho nhiên liệu sinh học rắn.

Phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này sử dụng để chuẩn bị mẫu thử, ví dụ đối với các mẫu thử để xác định nhiệt lượng, hàm lượng ẩm, hàm lượng tro, mật độ khối, độ bền, sự phân bổ cỡ hạt, đặc tính tan chảy của tro, thành phần hóa học và tạp chất.

Mục đích chính của việc chuẩn bị mẫu là mẫu được phân tách thành một hoặc nhiều phần mẫu thử có kích cỡ nhỏ hơn mẫu gốc. Nguyên tắc chính của giản lược mẫu là thành phần mẫu được lấy tại chỗ sẽ không bị thay đổi trong từng giai đoạn chuẩn bị mẫu. Từng mẫu con phải là đại diện của mẫu gốc. Để đạt được điều này, thành phần hạt trong mẫu trước khi phân chia sẽ có xác suất bằng nhau, kể cả mẫu con sau khi phân chia mẫu. Hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc chuẩn bị mẫu, đó là phân chia mẫu; giảm cỡ hạt của mẫu.

Do nguy cơ thay đổi hàm lượng ẩm (mất ẩm), một mẫu con (mẫu phân tích ẩm) phải được phân tách ở giai đoạn sớm nhất có thể của quy trình chuẩn bị mẫu. Việc giản lược mẫu được thực hiện theo một quy trình không mâu thuẫn với các yêu cầu của TCVN 13887-1 (ISO 18134-1) hoặc TCVN 13887-2 (ISO 18134-2).

Yêu cầu về bảo quản và ghi nhãn cần đặt mẫu thử trong túi hoặc vật chứa bằng chất dẻo kín khí. Mỗi mẫu được ghi nhãn với một số được nhận dạng duy nhất của mẫu, ngày và thời gian lấy mẫu và số nhận dạng hoặc số hiệu lô hoặc lô nhỏ.

ĐỂ BIẾT THÊM NỘI DUNG TOÀN VĂN CỦA TIÊU CHUẨN TCVN 13884:2023 VỀ NHIÊN LIỆU SINH HỌC

VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Đ/c: Số 8, đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 37562608/ 37564268

Email: ismq@tcvn.gov.vn

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

SA 8000:2014 - 'hành trang' cho doanh nghiệp trên chặng đường hội nhập

SA 8000:2014 - 'hành trang' cho doanh nghiệp trên chặng đường hội nhập

sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 09:31

(CL&CS) - Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000:2014 không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm đà bứt phá để tiếp tục mở rộng thị phần mà còn gia tăng tính cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.

ISO 3834 - Kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng trong ngành cơ khí

ISO 3834 - Kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng trong ngành cơ khí

sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 09:27

(CL&CS) - Việc áp dụng ISO 3834 không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế, đặc biệt trong các dự án yêu cầu kỹ thuật cao như năng lượng tái tạo, giao thông và công trình công nghiệp.

Đại sứ Gennady Stepanovich Bezdetko: Phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Đại sứ Gennady Stepanovich Bezdetko: Phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

sự kiện🞄Thứ năm, 08/05/2025, 14:25

Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko trả lời phỏng vấn báo chí nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm.