Thứ ba, 21/05/2024, 09:19 AM

Từ ngày 1/6 dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư 02 về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa do Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định ký ban hành, có hiệu lực từ 1/6. Văn bản này yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi xây dựng dữ liệu phải đảm bảo tối thiểu 10 thông tin:

1- Tên sản phẩm, hàng hóa;

2- Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

3- Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

4- Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

5- Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn);

6- Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

7- Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;

8- Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

9- Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có);

10- Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng.

Hàng hóa dán mã phải đủ 10 thông tin cơ bản về sản phẩm.

Hàng hóa dán mã phải đủ 10 thông tin cơ bản về sản phẩm.

Thông tin này được in mã gắn trên bao bì sản phẩm và được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Người tiêu dùng có thể tra cứu hạn sử dụng, nguồn gốc của sản phẩm.

Cổng thông tin do Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia làm chủ đầu tư đã hoàn thành vào năm 2022. Hôm 15/3 ông Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho biết Cổng thông tin này sẽ được đưa vào vận hành chính thức trong quý II/2024.

Trước đó Cổng thông tin đã có 10 tháng vận hành thử nghiệm. Hệ thống đã kết nối với một số địa phương và hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia. Cổng thông tin sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nước và quốc tế; quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế; chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc giữa các hệ thống.

Bên cạnh việc quản lý truy xuất nguồn gốc, cổng thông tin cũng tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cổng thông tin cũng dựa trên số liệu báo cáo, thống kê và công nghệ để phân tích trợ giúp cơ quan quản lý đưa chính sách kịp thời.

Trước đây các tem truy xuất nguồn gốc áp dụng trên các sản phẩm chưa được chuẩn hóa về nội dung và hình thức, không minh bạch về chất lượng hàng hóa, gây khó khăn cho quản lý.

Thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp các bộ có liên quan xây dựng và công bố 30 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về truy xuất nguồn gốc.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao khả năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nâng cao khả năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

sự kiện🞄Thứ năm, 20/06/2024, 15:52

(CL&CS) - Để bảo vệ người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đã mở rộng phạm vi đối với cả doanh nghiệp nước ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam. Đồng thời có thêm nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng, trách nhiệm cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm…

Định danh người bán hàng trên sàn thương mại điện tử là giải pháp chống hàng giả

Định danh người bán hàng trên sàn thương mại điện tử là giải pháp chống hàng giả

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 16:22

(CL&CS) - Trước thực trạng tất cả các sản phẩm hàng hoá đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các đại biểu cho rằng cần bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thu giữ hơn 5.500 sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Thu giữ hơn 5.500 sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 13/06/2024, 15:41

(CL&CS) - Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trên 5.500 quyển sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.