Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 26/12/2023, 17:04 PM

Thành phố duy nhất Việt Nam lọt top nơi đáng sống nhất thế giới lên kế hoạch thu về 100.000 tỷ từ du lịch

Trong năm 2024, du lịch thành phố này đặt mục tiêu đón 26,5 triệu lượt khách, thu về gần 100.000 tỷ đồng.

Du lịch thủ đô 2023 đạt con số ấn tượng

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội ngày 25/12, tổng lượng khách du lịch đến với Hà Nội trong năm 2023 đạt 24 triệu lượt khách. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 4 triệu lượt; 2,82 triệu lượt có lưu trú; tăng 266,7% so với năm 2022, tuy nhiên mới bằng 57% so với năm 2019. Khách nội địa ước đạt 20 triệu lượt.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội ngày 25/12, tổng lượng khách du lịch đến với Hà Nội đạt 24 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 4 triệu

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội ngày 25/12, tổng lượng khách du lịch đến với Hà Nội đạt 24 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 4 triệu

Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 87.650 tỷ; tăng 45,5% so với năm 2022. Hiện Hà Nội có hơn 3.700 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 71.000 phòng. Công suất sử dụng buồng phòng khối khách sạn ước đạt 58,7%.

Năm 2023 cũng là năm Hà Nội bội thu giải thưởng quốc tế với nhiều vị trí đánh giá, xếp hạng cao như: Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á, điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày, cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á, điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2023 (Tổ chức giải thưởng Golf thế giới).

Đặc biệt, năm 2023 Hà Nội đã có 48/103 nhà hàng được Michelin Guide - cẩm nang ẩm thực danh giá thế giới - tuyển chọn; trong đó có ba nhà hàng đạt 1 sao Michelin.

Hà Nội lên kế hoạch đón 26,5 triệu khách, thu về 100.000 tỷ đồng

Trong năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đón 26,5 triệu lượt khách du lịch đến thủ đô (tăng 10,4% so với ước năm 2023), trong đó, có 5 triệu lượt khách quốc tế (3,2 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 25% so với ước thực hiện năm 2023 và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với ước thực hiện năm 2023.

Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99,77 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với ước thực hiện năm 2023. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60%, tăng 2 điểm % so năm 2023.

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đón 26,5 triệu lượt khách

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đón 26,5 triệu lượt khách

Đáng chú ý, các chỉ tiêu này vẫn thấp hơn kết quả của năm 2019 (thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra) khi Hà Nội đón gần 29 triệu lượt khách, trong đó, khách du lịch quốc tế khoảng 7 triệu lượt, khách du lịch nội địa khoảng 22 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt khoảng 103.800 tỷ đồng.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, năm 2024, thành phố sẽ tạo bước tăng trưởng phát triển toàn diện du lịch để đạt cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và chất lượng khách du lịch đảm bảo tính bền vững, giữ vững vai trò là trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Điểm du lịch không thể bỏ lỡ ở vùng đất ngàn năm văn hiến

Những công trình từ thời Pháp thuộc, hàng quán vỉa hè bày bán đặc sản địa phương, xe máy luồn lách trên đường đông đúc... là những ấn tượng đầu tiên của du khách về Hà Nội. Với nhiều người, Hà Nội có tất cả những thứ thú vị để khám phá nơi đây theo cách riêng của mình.

Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Hà Nội là vào mùa thu từ tháng 8 đến tháng 11 và mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4. Không ít người cho rằng mùa thu là lúc tiết trời đẹp nhất trong năm ở Hà Nội, với bầu trời xanh trong, gió heo may se se lạnh, lá vàng rơi, mùi hoa sữa thoảng... Mùa xuân về tiết trời ấm áp, đường phố như thay áo mới khi cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở...

Một số điểm đến nên được ghi vào check-list của du khách:

1. Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới nằm giữa lòng Hà Nội và đã có bề dày lịch sử hơn 1.300 năm. Nơi đây chứa đựng những di tích, di vật độc đáo, minh chứng cho lịch sử của Thăng Long - Hà Nội và lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thời đại. 

2. Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm

Hoàn Kiếm là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nộ, kết nối các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền... Dạo quanh hồ, ngoài tận hưởng thiên nhiên trong lành giữa phố thị, bạn có thể ghé thăm đền Ngọc Sơn, phố cổ...

3. Cầu Long Biên

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên

Không chỉ đơn thuần bắc qua hai bờ sông Hồng, cầu Long Biên còn chính là dấu ấn nối liền giữa hiện tại và ký ức xưa của những người dân yêu Hà Nội. Cầu Long Biên được xây dựng vào năm 1898, dân gian còn gọi bằng cái tên cầu Sông Cái hay cầu Bồ Đề vì cầu bắc qua bến Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội. Với chiều dài 1.682m cùng phần cầu dẫn dài 896m, cầu Long Biên được chia làm 9 khung, mỗi khung dài 61m. Theo thiết kế ban đầu, cầu có tất cả 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m.

4. Chùa Trấn Quốc

Nằm trên hòn đảo phía đông Hồ Tây, chùa Trấn Quốc từng vào top những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Chùa có lịch sử 1.500 năm, là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và Trần. Công trình được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1962. Năm 2003, chùa tổ chức khánh thành Bảo tháp Lục độ đài sen cao 15m, 11 tầng.

5. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay du khách đến có thể tham quan các bia đá, khuôn viên trang nghiêm với những ao sen, ao súng. Văn Miếu là nơi thanh bình, yên tĩnh hiếm hoi giữa thành phố sôi động. Du khách sẽ cảm nhận được sự hài hòa giữa cổ và kim khi tới đây qua những bức tường nghìn năm tuổi.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông mới cho lập nhà Quốc Tử Giám.

Nơi này cũng lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO công nhận là "Di sản tư liệu thế giới".

6. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đối với người Việt, đây là một trong những điểm tham quan quan trọng nhất trong nước. Du khách tới để bày tỏ lòng thành kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khách tham quan cần giữ im lặng, mặc quần áo phù hợp và không chụp ảnh tại những khu vực cấm.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự lễ thượng cờ vào buổi sáng là trải nghiệm đặc biệt tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu bỏ lỡ, du khách có thể yên tâm dạo chơi một vòng quanh thành phố và quay lại đây tham gia lễ hạ cờ lúc 9h tối hàng ngày. Không khí trang nghiêm bao trùm khắp quảng trường Ba Đình khi tiếng loa phát thanh vang lên báo lễ hạ cờ sắp diễn ra. Người người xếp hàng ngay ngắn, dõi theo đoàn cảnh vệ trang trọng hạ lá cờ Tổ Quốc trong tiếng nhạc bài hát "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân".

7. Phố cổ

Cứ để đôi chân dẫn đường, bạn sẽ khám phá được nhiều nhất về những con phố đầy màu sắc hoài niệm của thủ đô. Không đích đến, không vạch sẵn cung đường, chỉ có rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng. Phố này bán đầy đồ chơi, phố kia thấy toàn giày dép, quần áo, đồ cổ hay có khi là bia mộ, phụ tùng xe máy.

Phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội

Nếu đến đây vào giờ tan tầm, trải nghiệm càng thú vị. Lúc nào bạn cũng phải sẵn sàng né dòng người và xe bon bon trên đường. Cứ thế 1.000 năm lịch sử của Hà Nội chảy qua những con phố như dòng khí huyết len lỏi trong từng tĩnh mạch, thổi vào cuộc sống hơi thở của cả quá khứ lẫn hiện tại.

8. Chùa Một Cột

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột

Công trình là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội. Chùa được xây trên một thân gỗ cách đây hơn 1.000 năm. Vào những năm 1950, thân gỗ ban đầu mục nát nên được thay thế bằng một cột bê tông. Khách Tây nên tới đây để đi dạo quanh khu vực này do có những công trình nhà ở xung quanh thuộc hàng đẹp và ấn tượng nhất Hà Nội.

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16

(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.

Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh

Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:51

(CL&CS) - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành Giao thông vận tải Quảng Ninh đã xây dựng giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2030.

Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt

Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:44

(CL&CS) - Với nhiều chính sách kích cầu, tăng cường xúc tiến, hợp tác, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2024 có nhiều khởi sắc, doanh thu và số lượng du khách tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.