Thứ ba, 12/03/2024, 16:45 PM

Tập trung chuyển đổi số trong lĩnh vực chống buôn lậu

(CL&CS) - Ngày 11/3/2024, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tổ chức họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các đơn vị trong toàn Cục để phổ biến, quán triệt các nội dung về công tác chuyển đổi số và xây dựng các nội dung chuyển đổi số của đơn vị góp phần phục vụ công tác chuyển đổi số chung của toàn Ngành.

1

Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Nguyễn Hùng Anh nhấn mạnh: Ngành Hải quan đang đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu suất, tính minh bạch và đảm bảo an ninh trong hoạt động xúc tiến thương mại và quản lý biên giới.

Chuyển đổi số trong ngành Hải quan không đơn thuần là áp dụng công nghệ mới mà còn là việc tái cơ cấu quy trình và hệ thống thông tin để tối ưu hóa các quy trình kiểm tra, thông quan và giám sát hàng hóa.

Thông qua việc ứng dụng các hệ thống thông tin và công nghệ tiên tiến như AI (trí tuệ nhân tạo), Blockchain (chuỗi khối) và Big data (dữ liệu lớn), giúp tăng cường khả năng xác minh, theo dõi và đánh giá rủi ro của hàng hóa, từ đó giảm thiểu các vấn đề liên quan đến gian lận, buôn lậu và hàng giả mạo.

Trong công tác điều tra chống buôn lậu, chuyển đổi số được dùng để thu thập, phân tích và chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động buôn lậu. Điều này có thể bao gồm sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để phát hiện xu hướng và mô hình buôn lậu cũng như sử dụng hệ thống giao tiếp điện tử để hợp tác với các cơ quan quốc tế và địa phương trong việc chia sẻ thông tin và triển khai các biện pháp chống buôn lậu.

Trên cơ sở bám sát kế hoạch chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan, chủ trương, chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục, nhiệm vụ chuyển đổi số của Cục Điều tra chống buôn lậu tập trung vào các nội dung cơ bản như: số hóa hồ sơ, dữ liệu trên giấy thành dữ liệu điện tử. Dữ liệu cần phải được chuẩn hóa và danh mục hóa để làm thông tin đầu vào cho các bài toán nghiệp vụ đang được xây dựng của Cục Điều tra chống buôn lậu.

Xây dựng, phát triển, hoàn chỉnh và triển khai các bài toán nghiệp vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu trong bài toán tổng thể của ngành Hải quan.

Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý, điều hành, quản trị nội ngành: Hệ thống quản lý công việc của Cục Điều tra chống buôn lậu, Hệ thống phục vụ công tác tổ chức cán bộ...

“Lãnh đạo Cục yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với dự thảo kế hoạch Chuyển đổi số của Cục giai đoạn 2024-2025 và các bài toán nghiệp vụ. Trong đó cần tập trung xây dựng, tham gia ý kiến đối với các bài toán, quy trình nghiệp vụ riêng của Cục Điều tra chống buôn lậu”, Cục trưởng Nguyễn Hùng Anh nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:19

(CL&CS) - Ngày 23/4/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Hỷ tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ năm 2024. Tham gia hội nghị có gần 80 đại biểu là hội viên phụ nữ; cán bộ, công chức các xã, thị trấn; đại diện các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:42

(CL&CS) - Trong hồi ức của Trung tướng Đặng Quân Thụy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng Tư lệnh có tài thao lược với tầm nhìn chiến lược làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 08:40

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.