Bộ đội Biên phòng đột phá trong chuyển đổi số
(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã triển khai hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) quân sự và ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Điều này tạo thuận lợi, thông thoáng, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động xuất nhập cảnh (XNC), tạo ấn tượng tốt đẹp đối với các cá nhân, tổ chức, DN trong nước và quốc tế.
Hiệu quả từ những con số
Năm 2023, Bộ Tư lệnh BĐBP tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Quốc phòng về công tác CCTTHC theo các Quyết định số: 2158/QĐ-TTg, 1254/QĐ-TTg, 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong CCTTHC, lực lượng BĐBP đã tập trung cắt giảm, đơn giản hóa TTHC quản lý biên giới, tiến hành thực hiện trên môi trường điện tử tại Cổng thông tin thủ tục Biên phòng điện tử đạt 48,83%, hoàn thành việc kết nối 17/18 TTHC trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và kết nối 10 TTHC tuyến cảng với Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng. Tiếp tục đề xuất phương án đơn giản hóa 5 TTHC nội bộ nhóm A.
Đặc biệt, BĐBP đã ứng dụng công nghệ mã vạch để đơn giản hóa quy trình kiểm soát các loại giấy phép cho người ra, vào hoạt động tại cửa khẩu cảng, đơn giản hóa 5/12 TTHC nội bộ, vượt 21,7% so với mục tiêu đã đặt ra cho cả giai đoạn 2022-2025. Hiện nay, toàn bộ 45 TTHC BĐBP đang thực hiện đã được phân cấp triệt để đến cấp đồn, trạm Biên phòng. Từ ngày 20/3/2023, Cổng thông tin điện tử Biên phòng đã kết nối và đồng bộ được 25.924 bộ hồ sơ điện tử lên Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng, 100% được giải quyết đúng thời hạn.
Tại tuyến cửa khẩu biên giới đất liền, BĐBP đã triển khai 5/6 thủ tục Biên phòng điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, 19 hệ thống cổng kiểm soát tự động tại các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính thuộc 9 tỉnh biên giới. Triển khai kiểm soát XNC bằng mã vạch, 10 ngày đóng dấu kiểm chứng một lần tại 18 cửa khẩu. Hiện Bộ Tư lệnh BĐBP đang chỉ đạo BĐBP Lạng Sơn, BĐBP Lào Cai phối hợp với các cơ quan, sở, ngành tại địa phương triển khai thực hiện mô hình cửa khẩu thông minh, Nền tảng cửa khẩu số tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị/Hữu Nghị Quan, Lào Cai/Hà Khẩu và một số cặp trọng điểm khác.
Tuyến cửa khẩu cảng đã triển khai 10 thủ tục Biên phòng điện tử lĩnh vực quản lý biên giới thuộc phạm vi chức năng quản lý của BĐBP và thực hiện 2 thủ tục lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thủ tục Biên phòng điện tử được thực hiện với tất cả loại tàu biển theo Cơ chế một cửa quốc gia tại tất cả cửa khẩu cảng trên toàn quốc. DN, người làm thủ tục có thể thực hiện khai báo ở bất cứ nơi nào có mạng internet và nhận kết quả hoàn thành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, không phải nộp hồ sơ giấy; thủ tục được hoàn thành trước khi tàu đến, rời cảng. Thống kê cho thấy, đến tháng 2/2024, đã có 17/38 cửa khẩu cảng, thực hiện cấp, kiểm soát các loại giấy phép bằng mã vạch; tiến tới điện tử hóa đối với các TTHC trong cấp các loại giấy phép tại tất cả các cửa khẩu cảng trên toàn quốc.
Cổng kiểm soát XNC tự động theo mô hình của các nước tiên tiến sau một thời gian thử nghiệm đang được mở rộng triển khai tại 17 đơn vị cửa khẩu trọng điểm tuyến biên giới đất liền đã cho thấy tính ưu việt của chuyển đổi số. Hệ thống này được tích hợp những công nghệ hiện đại, như: Nhận dạng sinh trắc học bằng vân tay và hình ảnh, tự động hóa các bước trong quy trình thực hiện thủ tục XNC.
Thời gian làm thủ tục cho một hành khách từ 30 giây giảm xuống chỉ còn 7 đến 12 giây, giúp lưu trữ được dữ liệu, hình ảnh của hành khách, phục vụ công tác nghiệp vụ, tạo được hình ảnh hiện đại của cửa khẩu, đồng thời 80 hệ thống camera giám sát được lắp đặt đồng bộ cũng phát huy hiệu quả trong giám sát an ninh, trật tự tại các cửa khẩu, cảng biển, góp phần giảm nhân lực và trợ giúp cho công tác quản lý, điều hành của người chỉ huy.
Đại tá Đỗ Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Cửa khẩu BĐBP cho rằng, những chuyển biến đột phá trong đơn giản hóa quy trình thủ tục biên phòng ở cửa khẩu góp phần tạo sự thông thoáng, thuận lợi an ninh, an toàn cho hoạt động lưu thông biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, những đột phá này đã góp phần quan trọng cho BĐBP trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát XNC tại các cửa khẩu, cảng biển.
Ứng dụng triệt để nền tảng số
Hiện nay, các đơn vị trong BĐBP đang tăng cường phối hợp với các lực lượng, cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành Trung ương trong triển khai CCTTHC gắn với chuyển đổi số. BĐBP cũng đã và đang chủ động phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thống nhất nội dung, phương thức kết nối đồng bộ khai thác thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về XNC để phục vụ cho các yêu cầu công tác CCTTHC và chuyển đổi số.
Đặc biệt, trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được xác định là thời gian trọng điểm. Để chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu, phối hợp chỉ đạo giải quyết kịp thời các vụ việc tại cửa khẩu, BĐBP đang tập trung chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh CCTTHC, ứng dụng công nghệ thông tin Nền tảng cửa khẩu số trong công tác quản lý cửa khẩu, kiểm soát XNC. Thực hiện có hiệu quả thủ tục Biên phòng điện tử theo Cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai tự động hóa công tác XNC, giám sát an ninh trật tự tại các cửa khẩu thông qua hệ thống Cổng kiểm soát XNC tự động và hoàn thiện chức năng, tiện ích cấp các loại giấy phép và đăng ký phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng trên Cổng thông tin thủ tục Biên phòng điện tử cảng biển.
Ngoài ra, Bộ Tư lệnh BĐBP yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm quy trình kiểm tra, kiểm soát XNC tại các cửa khẩu, lối mở, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách XNC. Xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự khu vực cửa khẩu, tăng cường lực lượng, phương tiện, phối hợp với lực lượng chức năng nước đối diện kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu, không để ùn tắc tại cửa khẩu. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tốt các vụ việc vi phạm pháp luật, không để sơ hở, sót lọt đối tượng quản lý nghiệp vụ và tội phạm qua cửa khẩu, biên giới.
Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP khẳng định, thời gian tới, Bộ Tư lệnh BĐBP tiếp tục tăng cường công tác CCTTHC gắn với chuyển đổi số trong công tác kiểm soát XNC. Tập trung nghiên cứu ứng dụng nền tảng số để đẩy mạnh hơn nữa công tác CCTTHC, từng bước chuyển dần từ nền tảng thủ tục Biên phòng điện tử sang nền tảng thủ tục Biên phòng số, tự động hóa trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Gắn chặt giữa CCTTHC với chuyển đổi số, theo phương châm “cải cách là nền tảng, công nghệ là giải pháp, lấy sự hài lòng của người dân, DN làm mục tiêu phấn đấu”.
Theo Tạp chí Hải quan
- ▪Lạng Sơn: Tiếp tục đặt mục tiêu chuyển đổi số năm 2024
- ▪Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường
- ▪Thúc đẩy chuyển đổi số vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản
- ▪Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong mọi mặt hoạt động đầu tư công
Bình luận
Nổi bật
59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:07
(CL&CS)- Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.
Nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:22
(CL&CS) - Ngày 12/11, tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 8 chất vấn về lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập tới việc phải nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khuyến khích thiết kế sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng yêu cầu thị trường hội nhập
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã góp phần nâng cao ý thức cho những làng nghề truyền thống tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo, hình thức mẫu mã… để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa gìn giữ được những bản sắc văn hóa hồn cốt của quê hương đất nước đồng thời có những bước cải tiến phù hợp xu thế hiện đại hội nhập, khẳng định vị thế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội với cả nước và trên thị trường quốc tế.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.