Thứ năm, 11/01/2024, 21:57 PM

Lạng Sơn: Tiếp tục đặt mục tiêu chuyển đổi số năm 2024

(CL&CS) - Trong năm 2023, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, qua đó đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, tạo nền tảng để tổ chức triển khai thực hiện công cuộc chuyển đổi số của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Lạng Sơn đã hoàn thành 20/30 chỉ tiêu của mục tiêu đến năm 2025 đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TU, ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số.

Về chính quyền số tiếp tục được tỉnh triển khai, 100% cơ quan hành chính Nhà nước ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã duy trì sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT-iOffice), để xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Hiện tại đã có 20.480 tài khoản; hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã tạo thuận lợi cho cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) giải quyết công việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt hiệu quả cao trong công việc.

tpholanhgson

Kinh tế số được đẩy mạnh và triển khai rộng khắp các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp nông thôn tiếp tục duy trì phát triển nhanh và bền vững. Tính đến 30/11/2023, Lạng Sơn có 20.984 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 02 toàn quốc; có 48.920 giao dịch thành công, đứng thứ 04 toàn quốc. Có 228.099 số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số/hộ gia đình đạt 93%.

Triển khai nền tảng Công dân số Xứ Lạng đã cài đặt được 644.850 tài khoản (đạt 136% kế hoạch, chỉ tiêu 80% dân số). Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, Lạng Sơn có tỷ trọng kinh tế số chiếm 12,52% GRDP của tỉnh, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Lạng Sơn là một trong 05 tỉnh, thành phố dẫn đầu về mức độ lan tỏa ICT trong các ngành, hoạt động kinh tế khác.

Nền tảng cửa khẩu số tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, 100% các doanh nghiệp đã khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số trước khi phương tiện đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và được xử lý trên Nền tảng cửa khẩu số là 306.206 phương tiện và đã 27 lần nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế. Đến nay, Nền tảng cửa khẩu số đã chạy ổn định, đa số các doanh nghiệp thành thạo khai báo thông tin trực tuyến và đã có hơn 1.865 doanh nghiệp đăng ký tài khoản.

Triển khai gắn QR Code 100% biển tên đường, phố, công trình công cộng và khu di tích danh thắng tỉnh Lạng Sơn nhằm cung cấp thông tin cho người dân, khách du lịch khi lưu thông, tham quan dễ dàng nắm và hiểu về lịch sử, văn hóa và đã có gần 11.000 lượt truy cập thông qua quét QR Code.

Tổ chức thành công Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn năm 2023 nhằm tuyên truyền sâu rộng, kịp thời đầy đủ về bản chất, nội dung, tầm quan trọng trong công tác quản lý, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Cuộc thi diễn ra trong 04 tuần thi, đã có 54.898 tài khoản được lập trên hệ thống và có tổng số 424.810 lượt thí sinh dự thi và đã xác định được 44 thí sinh đạt giải cá nhân và 13 cơ quan, đơn vị đạt giải tập thể cuộc thi.

Kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2023 - 2025 với mục đích nâng cao chất lượng phủ sóng di động 4G, từng bước triển khai phủ sóng mạng di động 5G, phổ cập Internet băng rộng như một tiện ích thiết yếu, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Nền tảng số đang được duy trì vận hành 27 phần mềm, hệ thống thông tin cơ bản đang sử dụng tại các cơ quan Nhà nước. Tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, cung cấp, cập nhật số liệu thường xuyên, theo thời gian thực trên 09 lĩnh vực như giám sát điều hành kinh tế - xã hội; giám sát điều hành lĩnh vực y tế; cửa khẩu số; giám sát điều hành văn bản điện tử; giám sát điều hành giáo dục; giám sát lĩnh vực hành chính công; hệ thống camera giám sát; giám sát điều hành phản ánh kiến nghị; hệ thống giám sát mạng xã hội...

Để đạt được những mục tiêu đề ra trong năm 2024, Lạng Sơn tiếp tục phát triển chính quyền số có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn. Đồng thời, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số của tỉnh, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, từng bước hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 49-NQ/TU, ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các Chương trình, Chiến lược của Quốc gia về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tiếp tục phấn đấu, duy trì chỉ số DTI nằm trong top 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu về chuyển đổi số; tiếp tục triển khai đô thị thông minh tại tỉnh…

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Kon Tum: Tập huấn về phát triển ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời đại số

Kon Tum: Tập huấn về phát triển ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời đại số

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 14:53

(CL&CS) - Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức khai giảng Lớp tập huấn khởi nghiệp với chủ đề phát triển ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thời đại số nhằm triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

Ninh Thuận: Thúc đẩy chuyển đối số trong doanh nghiệp

Ninh Thuận: Thúc đẩy chuyển đối số trong doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 13:49

(CL&CS) - Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số, là chìa khóa để các doanh nghiệp (DN) nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 13:48

(CL&CS) - Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo hướng hiệu quả, thiết thực, đóng góp tích cực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và giai đoạn 2021 – 2025 của Chính phủ.