Thứ ba, 23/07/2024, 00:08 AM

Siêu đập thủy điện lớn nhất thế giới đối diện với mưa lũ đỉnh điểm, tức tốc mở cửa 7 cửa xả lũ với lưu lượng nước tới 41.000 m3/s

Thông tin về việc xả lũ khiến người dân vùng hạ du như ‘ngồi trên đống lửa’.

Lượng nước đổ về hồ chứa Tam Hiệp (Trung Quốc) đang tăng nhanh do những trận mưa lớn liên tục tại khu vực thượng nguồn sông Dương Tử. Theo thông tin từ Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) cập nhật chiều 21/7, lưu lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp đạt mức đỉnh 43.000 m3/giây, khiến mực nước trong hồ vượt mốc 160m vào chiều 20/7.

Đập Tam Hiệp tiến hành mở các cửa xả để giảm áp lực cho hồ chứa. Ảnh minh họa

Đập Tam Hiệp tiến hành mở các cửa xả để giảm áp lực cho hồ chứa. Ảnh minh họa

Do mực nước hồ chứa dâng cao vì lũ lụt, đập Tam Hiệp đã bắt đầu xả lũ từ ngày 19/6 với lưu lượng 41.000 m3/giây qua 7 cổng xả. Việc xả lũ này nhằm giảm áp lực cho hồ chứa và có thể tiếp tục gia tăng nếu tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp hơn. Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang đang theo dõi sát sao tình hình và sẽ điều chỉnh lượng nước xả phù hợp để đảm bảo an toàn cho người dân và hạ du sông Dương Tử.

Phó kỹ sư trưởng Trần Quý Nhã thuộc Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang nói với CGTN: "Chúng tôi đang trong giai đoạn quan trọng của việc quản lý lũ lụt, kéo dài từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Do đó, chúng tôi cần chuẩn bị cho một đợt lũ lụt nghiêm trọng có thể xảy ra ở thượng nguồn sông Dương Tử".

Theo Trung tâm Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), mùa mưa năm nay tại Trung Quốc đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nước. Nước này đang phải đối mặt với các hiện tượng thiên tai diễn biến phức tạp, với cường độ mạnh và thời gian kéo dài hơn so với thông lệ.

Việc trị thủy của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do mưa lũ kéo dài bất thường. Ảnh minh họa

Việc trị thủy của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do mưa lũ kéo dài bất thường. Ảnh minh họa

Theo Tân Hoa xã, tính đến tối ngày 21/7, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể của 10 người và đang nỗ lực tìm kiếm 29 người khác vẫn mất tích sau trận lũ quét kinh hoàng do mưa lớn gây ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Trận lũ quét xảy ra vào khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 20/7, khi lượng mưa lớn khiến một con sông địa phương dâng cao đột ngột, gây ra lũ lụt và làm hư hại hơn 40 ngôi nhà. Nạn lũ quét đã khiến nhiều người dân địa phương bị mất nhà cửa và tài sản, đồng thời gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng khu vực.

Bên cạnh đó, lực lượng cứu hộ Trung Quốc đã tìm thấy thêm thi thể 15 nạn nhân trong vụ sập cầu đường cao tốc xảy ra tối 19/7 tại tỉnh Thiểm Tây, nâng tổng số người thiệt mạng lên 27 người, theo Tân Hoa xã dẫn thông tin từ chính quyền địa phương vào tối 21/7.

Hiện vẫn còn 4 người mất tích và công tác cứu hộ đang được khẩn trương tiến hành. Lực lượng cứu hộ gồm 1.630 nhân viên chuyên nghiệp, 205 phương tiện, 63 tàu và 6 chó nghiệp vụ đã được huy động để tìm kiếm những người mất tích.

Đập Tam Hiệp đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động của nước từ thượng nguồn sông Dương Tử, giảm bớt đáng kể tình hình kiểm soát lũ lụt ở hạ lưu.

Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới cho tới thời điểm hiện tại. Đập Tam Hiệp dài hơn 2,3 km trên sông Dương Tử, con sông dài thứ ba trên thế giới. Đập Tam Hiệp cao 181 m và có thể chứa hơn 39 tỉ m3 nước.

Trung Quốc bắt đầu xây dựng đập Tam Hiệp từ cuối năm 1994, thân đập hoàn thành vào năm 2006 và tổ máy phát điện cuối cùng được lắp đặt năm 2012.

Sau khi hoàn thành, công suất lắp đặt của đập Tam Hiệp đạt 22.500 MW, gấp 1,6 lần đập thủy điện lớn thứ 2 thế giới là đập Itaipu nằm giữa Brazil và Paraguay, theo Đại học Stanford.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.