Rà soát toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng
(CL&CS) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Thực tế hiện nay hệ thống pháp luật đã có, hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm cũng đã hình thành nhưng yếu về chuyên môn và thiếu về số lượng. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức quản lý an toàn thực phẩm tại các tỉnh, thành phố cũng chưa thống nhất. Chính điều này đã dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý an toàn thực phẩm của cả nước nói chung và tỉnh, thành phố nói riêng.
Năm 2010, Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ra đời. Theo phân cấp, 3 cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý an toàn thực phẩm gồm Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT. Và theo Bộ Y tế, hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm của Việt Nam đã tiếp cận với phương thức quản lý ATTP tiên tiến của thế giới. Mặc dù Bộ Y tế đã nhận định như vậy nhưng khi đưa hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm vào thực hiện đã bộc lộ nhiều kẽ hở.
Trước thực trạng trên, mới đây Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu (từ sản xuất đến tiêu dùng). Trong đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ NN&PTNT, Công Thương, Tư pháp thực hiện việc đánh giá, tổng kết thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo quy trình của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cần rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu bảo đảm phù hợp với yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm hiện nay. Ảnh minh họa
Các Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành rà soát, đánh giá các Nghị định, Thông tư có liên quan để tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm phù hợp với yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm hiện nay, trong đó chú trọng các quy định về phân công trách nhiệm quản lý cho rõ ràng, tránh trùng chéo; đẩy mạnh hài hòa hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thực phẩm phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế; thực hiện có hiệu quả các biện pháp như truy xuất nguồn gốc, công bố sản phẩm, hậu kiểm, thông tin tuyên truyền; phát huy vai trò của người dân trong giám sát thực hiện an toàn thực phẩm; áp dụng mức chế tài phù hợp, bảo đảm tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm.
Thông báo nêu rõ các Bộ: Y tế, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam rà soát, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của người quảng cáo, người phát hành quảng cáo, sản phẩm quảng cáo thực phẩm (trong đó có trách nhiệm của nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia quảng cáo); kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các lực lượng chức năng thuộc các Bộ: Công an, Quốc phòng (biên phòng, cảnh sát biển), Công Thương (Quản lý thị trường), Tài chính (Hải quan) tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu thực phẩm, phòng chống nhập lậu và các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; kịp thời có đánh giá, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền của Trung ương về chính sách, biện pháp quản lý an toàn thực phẩm.
Về vấn đề tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế với chức năng là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm phải có đánh giá kỹ lưỡng về hiệu lực, hiệu quả của phương thức quản lý, chất lượng nhân lực, công cụ, trang bị, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm hiện nay, làm rõ các vấn đề tích cực, hạn chế, nhất là đối với cơ quan quản lý tại địa phương, cơ sở để trên cơ sở đó đề xuất phương thức quản lý phù hợp yêu cầu quản lý hiện nay.
Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có liên quan tổng kết mô hình thí điểm Ban quản lý an toàn thực phẩm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2023.
Điều chỉnh cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ "Tham mưu Chính phủ kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương" tại Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 từ Bộ Nội vụ sang Bộ Y tế; Bộ Nội vụ phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.
Theo VietQ.vn
- ▪Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo: Xác định tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu phát triển doanh nghiệp
- ▪Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp: Giúp doanh nghiệp phát triển vững bền
- ▪Lựa chọn đúng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến là bước quan trọng với doanh nghiệp
- ▪ISO 22000:2018 - điểm tựa cho doanh nghiệp thực phẩm chinh phục người tiêu dùng
Bình luận
Nổi bật
Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46
(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.
Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12
(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.